Phóng to |
Loạt sách vừa được NXB Hồng Bàng ấn hành - Ảnh: L.Điền |
Không phải được hình thành bằng cách ghi chép thực tế công việc hằng ngày (thực lục) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng cách trình bày sách theo kiểu thức "biên niên công việc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một cách làm sáng tạo. Nhất là trong bối cảnh khối lượng tư liệu về Hồ Chí Minh đang ngày một nhiều lên thì cách trình bày các sự kiện, công việc, hành trạng của Bác theo thứ tự biên niên là cách tiện ích nhất cho việc tra cứu - đây là một trong các tiêu chí quan trọng được giới nghiên cứu trong thời công nghệ số quan tâm.
Chính cách trình bày ấy, cộng với ý tưởng phân đoạn cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh thành các tập sách - Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành (giai đoạn 1890 - 1911); Người đi tìm hình của nước (1911-1930); Ðường về Tổ quốc (1930-1941); Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1941-1945); Hồ Chí Minh - 474 ngày độc lập (1945-1946); Hồ Chí Minh - 9 năm kháng chiến - là những sáng tạo để người đọc có thể tìm được ngay những sự kiện cụ thể gắn với một giai đoạn cụ thể trong hành trình phong phú của Hồ Chủ tịch.
Tất nhiên vẫn còn những hạn chế về tư liệu khiến bộ sách không nhất quán trong hình thức "thực lục". Tuy nhiên, trong nhiều giai đoạn lịch sử, hành trạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trình bày biên niên theo từng tháng, thậm chí có chỗ đến từng ngày, đã tái hiện một phần không khí của từng chặng đường lịch sử với hình bóng của vị lãnh tụ giữ vai trò quyết định.
Sáu tập sách cùng với quyển Hồ Chí Minh - hành trình 79 mùa xuân (Ðỗ Hoàng Linh biên soạn) là một cụm tư liệu mới, bổ sung vào thư tịch Hồ Chí Minh, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và khảo cứu của học giới trong và ngoài nước.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận