Xe
05/10/2024 10:49 GMT+7

Quy tắc 2 giây 'thần thánh' khi tài xế bị bám đuôi xe

Bám đuôi là hành vi phạm luật và gây nguy hiểm, đặc biệt là khi đi sát phía sau xe lớn (như xe đầu kéo, xe bồn hay xe buýt), bởi tài xế còn bị hạn chế tầm nhìn.

Lựa chọn chết người: 2. Bám đuôi - Ảnh 1.

Xe bám đuôi không giữ khoảng cách an toàn dẫn đến tai nạn - Ảnh chụp màn hình Lowmanlawfirm

Lái xe là một chuỗi liên tục và lặp đi lặp lại các hoạt động đánh giá, rồi lựa chọn để hành động, thao tác. Trong đó, nhiều lựa chọn có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc cho chính người lái xe và cả những người khác trên đường. Hội đồng An toàn quốc gia Mỹ (NSC) gọi đó là 6 lựa chọn chết người.

Bám đuôi

Bám đuôi (tailgating) là lái xe quá gần phương tiện phía trước, không chừa đủ khoảng cách (gồm nhận biết, phản ứng và phanh) để có thể dừng lại an toàn, gây ra va chạm khi xe phía trước phanh đột ngột.

Thông thường, người ta bám đuôi là (1) để ngăn không cho xe khác xen ngang dòng giao thông, (2) do bất cẩn bởi tự tin vào kỹ năng lái xe của mình, (3) nhằm ép xe trước nhường đường và (4) đi theo đoàn. Nói chung là để mang lại lợi thế cho mình trong giao thông.

Tuy nhiên, đây là hành vi phạm luật và gây nguy hiểm cho người bám đuôi, đặc biệt là khi đi sát phía sau xe lớn (như xe đầu kéo, xe bồn hay xe buýt), bởi tài xế còn bị hạn chế tầm nhìn.

Đồng thời, bám đuôi được hiểu như một sự đe dọa, gây tâm lý căng thẳng, lo lắng cho người lái xe phía trước. Từ đó, khiến họ mất tập trung và có thể dẫn đến các phản ứng không mong muốn. Nhiều quốc gia coi bám đuôi là hành vi lái xe hung hăng (agressive driving) cần phải ngăn cấm và phạt.

Cục Quản lý an toàn giao thông đường bộ quốc gia Mỹ (NHTSA) cho biết bám đuôi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến va chạm từ phía sau. Trong số hơn 6 triệu xe hỏng do va chạm mỗi năm, đâm từ phía sau chiếm hơn 40%.

Đây cũng là nguyên nhân gây ra hầu hết các vụ va chạm từ phía sau ở Nam Úc, Anh và Đức.

Làm gì khi bị bám đuôi?

Khi có một chiếc xe bám đuôi, người lái xe cần phản ứng phù hợp. Sau đây là những việc nên và không nên làm, theo hướng dẫn của NSC.

NÊN

• Giữ bình tĩnh.

• Tránh giao tiếp bằng mắt.

• Thêm 2 giây vào khoảng cách với xe phía trước để bù cho khoảng cách 2 giây của xe đang bám đuôi.

• Duy trì tốc độ an toàn và đúng luật.

• Thể hiện hành vi, thái độ lịch sự và quan tâm đến người lái xe khác.

• Di chuyển ra khỏi phần đường xe bám đuôi đang chạy, ngay khi thấy an toàn.

• Sau khi di chuyển ra, hãy giảm tốc độ và nhường đường cho xe bám đuôi đi qua, bằng cách giảm ga, không nhấn phanh.

KHÔNG NÊN

• Phanh đột ngột để kiểm tra phản ứng xe sau.

• Tăng tốc.

• Nhìn chằm chằm vào người lái xe kia.

• Ra hiệu với người lái xe kia.

• Chặn đường xe sau.

Quy tắc 2 giây

Lựa chọn chết người: 2. Bám đuôi - Ảnh 2.

Việc ước đoán đúng khoảng cách là khá khó khăn với nhiều người lái xe. Có một cách đơn giản và hiệu quả là quy tắc 2 giây, dùng cho mọi loại phương tiện giao thông ở tốc độ dưới 105km/h.

Nhìn vào xe phía trước, khi xe đi qua một vật thể cố định nào đó, ví dụ như biển báo, thì bắt đầu đếm thầm "một ngàn lẻ một, một ngàn lẻ hai". Thời gian đếm này sẽ là 2 giây.

Nếu đếm chưa xong mà xe mình đã đến cùng vị trí thì có nghĩa là khoảng cách không đủ 2 giây, không đảm bảo an toàn, cần phải giảm tốc độ.

Khi có thêm một mối nguy hiểm thì sẽ cộng vào thêm 1 giây. Bao gồm:

Mưa, tuyết, mưa đá hoặc sương mù.

Đi theo sau xe lớn.

Kéo rơ moóc.

Đường đồi núi hoặc quanh co.

Lái xe ban đêm.

Mặt đường trơn trượt.

Giao thông giờ cao điểm.

Lái xe ngược nắng.

Công trường.

Lái xe khi mệt mỏi.

Lái xe ở khu vực xa lạ.

Lái xe với tốc độ trên 105km/h, mỗi 16km/h cộng thêm 1 giây.

Làm gì khi bị bám đuôi trên đường? - Ảnh 5.

Cách tính toán khoảng cách dừng xe

Khoảng cách an toàn quy định

Quy tắc 2 giây 'thần thánh' khi tài xế bị bám đuôi xe - Ảnh 6.

Biển báo cự ly tối thiểu giữa hai xe

Tại nước ta, khi không có biển báo quy định cự ly tối thiểu giữa hai xe, trong điều kiện thời tiết bình thường, khoảng cách an toàn tối thiểu được tính theo tốc độ xe chạy. Gồm:

60km/h là 35m;

trên 60 đến 80km/h là 55m;

trên 80 đến 100km/h là 70m;

trên 100 đến 120km/h là 100m.

Khi chạy dưới 60km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp. Khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện và tình hình giao thông thực tế.

Khi trời mưa, sương mù, mặt đường trơn trượt hoặc trên đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, tài xế phải giữ khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số bình thường nêu trên.

Làm gì khi bị bám đuôi trên đường? - Ảnh 7.Vụ xe tập lái vượt ẩu trên đèo Bảo Lộc: Sẽ chấn chỉnh trường và giáo viên

Chiều 1-10, đại diện phòng quản lý sát hạch và cấp phép lái xe Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết đã nắm được thông tin xe tập lái biển số TP.HCM vượt ẩu trên đèo Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng).

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên