Phóng to |
Tổng bí thư - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc - Ảnh: Việt Dũng |
Phóng to |
Lãnh đạo Đảng, Chính phủ nhà nước viếng lăng Bác trước giờ khai mạc. Từ trái sang: tổng bí thư - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Ảnh: Việt Dũng |
Phóng to |
Lãnh đạo Đảng, Chính phủ nhà nước viếng lăng Bác trước giờ khai mạc. Từ trái sang: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Tổng bí thư - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng - Ảnh: Việt Dũng |
Theo ông Nguyễn Phú Trọng, trong nhiệm kỳ vừa qua, Quốc hội khóa XII đã tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động, đạt được những tiến bộ rất quan trọng trong việc thực hiện cả ba chức năng cơ bản: lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Quốc hội khóa XIII hoạt động trong bối cảnh đất nước tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; Bên cạnh thuận lợi cơ bản, cũng có không ít khó khăn thách thức nên theo ông Nguyễn Phú Trọng, đòi hỏi Quốc hội khóa XIII phải đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và phương thức hoạt động.
Là kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII, với những nội dung họp liên quan đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, ông Nguyễn Phú Trọng đề nghị các đại biểu Quốc hội nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ, dân chủ thảo luận, sáng suốt lựa chọn và quyết định.
Nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm 2011 còn không ít khó khăn, thách thức: Nền kinh tế phát triển chưa ổn định, tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái; Lạm phát vẫn ở mức cao; Sản xuất, kinh doanh chịu nhiều tác động bất lợi do mặt bằng lãi suất cao và việc thu hút vốn đầu tư giảm; đời sống của nhân dân, nhất là người nghèo, người có thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn.
Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cho rằng tình hình đang đòi hỏi những quyết tâm cao, nỗ lực lớn để đưa đất nước phát triển ổn định, bền vững hơn trong những tháng cuối năm 2011 và những năm sau.
Báo cáo về cuộc bầu cử, bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị cho biết tổng số người trúng cử đại biểu Quốc hội là 500 người, trong đó, đại biểu có trình độ trên đại học: 229 người (45,80%); đại biểu có trình độ đại học: 262 người (52,40%); đại biểu có trình độ cao đẳng và trung cấp: 9 người (1,80%). Đại biểu là người dân tộc thiểu số: 78 người (15,60%); đại biểu là phụ nữ: 122 người (24,40%); đại biểu là người ngoài đảng: 42 người (8,40%).
Tuy nhiên, theo bà Tòng Thị PHóng, cuộc bầu cử vừa qua vẫn còn một số hạn chế. Như ở một số nơi, việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, việc gặp gỡ cử tri vận động bầu cử thực hiện chưa thống nhất; việc tổ chức tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử có nơi còn ít, chưa được chú trọng bảo đảm hài hòa về thời gian mạn đàm, trao đổi, chất lượng chưa đồng đều; trong vận động bầu cử có trường hợp thiếu bình đẳng.
Có nơi chưa chú trọng đúng mức công tác tập huấn bầu cử, nhất là đối với cán bộ, nhân viên tổ bầu cử; việc kiểm tra, chỉ đạo ở cơ sở thiếu chặt chẽ nên để xảy ra sai sót trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ bầu cử; vẫn còn tình trạng bầu hộ, bầu thay. Đặc biệt, vẫn còn trường hợp phân bổ ứng cử viên trong một đơn vị bầu cử có sự chênh lệch nhiều về năng lực, trình độ.
Theo chương trình nghị sự của QH, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ nghe báo cáo kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII; thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012; thảo luận và thông qua Nghị quyết về việc ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011…
Đặc biệt, kỳ họp đầu tiên sẽ bầu chủ tịch QH, chủ tịch nước, Thủ tướng, bầu Chính phủ mới; xem xét Tờ trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc triển khai chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992…
Cả nước có 827 người trong danh sách chính thức ứng cử đại biểu quốc hội, trong đó có 182 người do trung ương giới thiệu và 645 người ở địa phương để bầu 500 đại biểu; tỷ lệ giữa số người ứng cử trong danh sách chính thức so với tổng số đại biểu quốc hội được bầu là 1,65 lần. Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, có 2.192 hội nghị tiếp xúc cho người ứng cử ĐBQH, với 340.696 cử tri tham dự, có 13.759 ý kiến phát biểu. Hội đồng bầu cử nhận được 595 đơn khiếu nại, tố cáo. Qua xem xét, phân loại, có 308 đơn có điều kiện xử lý. |
Phóng toToàn cảnh phiên khai mạc Quốc hội XIII - Ảnh: Việt Dũng
Phóng toKhách mời đại biểu quốc tế tham dự Quốc hội khóa XIII - Ảnh: Việt Dũng
Phóng toCác đại biểu trong phiên khai mạc - Ảnh: Việt Dũng
Phóng toCác đại biểu viếng lăng Bác trước giờ khai mạc - Ảnh: Việt Dũng
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận