
Có những ngày căng thẳng với điện thoại inh ỏi trong văn phòng mà chẳng thể làm gì. Ở Phòng trút giận, bạn có thể làm điều đó trên một chiếc điện thoại cũ - Ảnh: REUTERS

Quảng cáo ở Phòng trút giận hiệu Smash ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Giá vé độ 200.000 đồng mỗi người và bạn sẽ có nửa giờ để đập phá - Ảnh: REUTERS

Ông Zhuo Hanjing - nhà quản lý của Smash bên kho hàng dùng cho khách đập phá, toàn là đồ cũ, với điện thoại để bàn, máy tính, tivi, nồi cơm điện và cả man-nơ-canh cho ai thất tình - Ảnh: REUTERS

Sau khi mua vé xong thì sẽ được hỗ trợ đồ bảo hộ trước khi vào phòng đập phá. Mỗi tháng căn phòng này đón khoảng 600 khách hàng đến xả stress để cân bằng tâm lý, họ ở trong độ tuổi từ 20 - 35 tuổi - Ảnh: REUTERS

Người mặc đồ cam là bà mẹ dẫn con trai vào Smash xả stress. Bà đặt chai cho con trút giận. Từ khi mở cửa kinh doanh hồi tháng 9-2018 đến nay, Smash tiêu thụ khoảng 15.000 chai thủy tinh mỗi tháng để phục vụ nhu cầu trút giận của khách hàng, ông chủ trẻ Jin Meng, 25 tuổi cho biết - Ảnh: REUTERS

Ngoài những đồ đạc được trưng bày sẵn hoặc trữ trong kho của Smash, khách hàng cũng có thể mang những vật dụng riêng của mình đến đây để đập phá và giải tỏa căng thẳng - Ảnh: REUTERS

Hình nộm man-nơ-canh dành cho những ai có sự căm giận với nhân vật nào đó trong cuộc sống. Nhắm mắt lại, nghĩ đến người đó và... quất - Ảnh: REUTERS

Tại "phòng trút giận" đặc biệt nói trên, sau khi được trang bị mũ bảo hiểm, găng tay và giày, khách hàng có thể trả tiền để xả cơn nóng giận hay bực bội bằng cách dùng gậy đập phá nhiều đồ vật khác nhau từ chai, lọ thủy tinh đến các vật dụng cũ như: ti vi, điện thoại, nồi cơm điện... - Ảnh: REUTERS

Khi xã hội có quá nhiều áp lực, mỗi người có một cách riêng để giải tỏa căng thẳng như: đi du lịch, mua sắm, tập thể thao, nghe nhạc... - Ảnh: REUTERS

Và đương nhiên không quên làm vài tấm ảnh kỷ niệm với những tư thế và "đồ chơi" rất chất - Ảnh: REUTERS
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận