Dạo này mình thấy trên mạng rồi trong các trường lớp bày nhiều phương pháp giáo dục trẻ, hầu hết đều khác cách bọn mình được dạy hồi nhỏ:
1. Không trừng phạt bằng roi đòn: quá lố thì dĩ nhiên không tốt. Nhưng mình dám chắc từ nhỏ đến giờ không ít người đã ăn vài “con lươn”, mà họ có bị trầm cảm hay là trở thành người vô tích sự bạo lực đâu ...
2. Không chỉ trích, nên khuyến khích: nếu hoàn toàn không chỉ trích thì tới lúc tụi nhỏ lớn lên cứ tưởng mình là số 1, đẹp nhất trần ai, giỏi không ai bằng. Nhưng rồi khi bị đời vùi dập thì những “số 1” đó lại quay về khóc với bố mẹ là sao không ai nói cho con biết để sửa chữa?
3. Quấn bông gòn: dạy trẻ không được va chạm với bạn bè, bị bạn trong lớp đẩy một cái thì bố mẹ tới giải quyết giùm. Vậy sau này làm sao tự giải quyết đụng chạm trong đời thực?
Quan trọng nhất là có xu hướng "phủ nhận" cách giáo dục mà chính các bậc làm cha làm mẹ đã từng thụ hưởng. Nếu mà bọn mình bị dạy dỗ sai bét cả đi, sao vẫn thành người chứ có thành du côn đâu nhỉ?
Mình sợ là sợ thế này: Con cái lứa mình dạy kiểu này, sau ra đời trong môi trường cạnh tranh quốc tế phải đấu trí đấu lực với những trẻ lớn lên trong hoàn cảnh và môi trường khắc nghiệt hơn, thì con mình sẽ không đủ bản lĩnh để cạnh tranh.
Mình không phải dân giáo dục nên không dám nói chuyên sâu, nhưng thấy xu hướng quay chiều 180 độ thì chắc không thể nào là đúng hoàn toàn được nhỉ các bạn làm giáo dục? Cải cách không phải lúc nào cũng là đạp đổ xây lại chứ nhỉ!
Muốn con nên người thì cha mẹ phải kỉ luật nghiêm khắc. Đòn roi phải đúng và thật đau; sau mỗi trận đòn phải phân tích lại cho con hiểu. Tôi được trưởng thành từ đó, và tôi rất yêu ba mẹ tôi.
Đòn roi hay trừng phạt đúng lúc là cần thiết. Đòn roi của cha mẹ dành cho con là đòn roi của yêu thương, chứ không phải đòn roi của thù hận, nên là cần thiết. Không ai thương con hơn ba mẹ, không ai dạy con tốt hơn ba mẹ. Ba mẹ không có khả năng để dạy thì tìm thầy tốt để dạy con mình. Quốc gia cũng sử dụng đòn roi để đánh phạt kia mà, đó là Singapore.
Người lớn còn có pháp luật răn đe thì nói gì đến trẻ con. Trẻ con với bản tính hiếu động ngây thơ chưa nhận thức được hành vi của mình mà dạy dỗ chúng nó bằng mồm thì chỉ là lời nói suông rất buồn cười, song lại được cho là phương pháp dạy trẻ tiên tiến theo văn hóa phương tây.
Đòn roi nó cũng giống như một quy định của pháp luật để buộc chúng nó dừng lại ở mức giới hạn cuối cùng trong các hành vi của mình. Phương pháp này đúng hay sai là do người áp dụng nó như thế nào.
Và cũng chẳng có cuộc nghiên cứu thăm dò nào để ra một kết luận chính xác rằng: những trẻ có phương pháp dạy dỗ không đòn roi khi lớn lên chúng nó sẽ nên người hơn những trẻ bị bị đòn roi hoặc ngược lại. Bởi ai cũng thừa biết rằng để hình thành nên một nhân cách đứa trẻ đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chứ đâu phải đòn roi hay không đòn roi là yếu tố chính đế quyết định nên một con người.
Tôi vẫn dùng roi quất mông con mỗi khi cháu quá ương bướng (tất nhiên là khi còn nhỏ) nhưng không lạm dụng nó và nhất là không đánh cho hả tức bực trong lòng. Trước khi dùng roi tôi đều cho cháu biết về cái sai và tự nhận mấy roi.
Con tôi giờ đã vào đại học, chuyện roi vọt đã thành kỷ niệm, lâu lâu mẹ con lại ngồi nhắc "tội" xưa của cháu và cười. Tôi nghĩ dùng roi không hẳn là đã không yêu con và chiều chuộng con chưa hẳn đã yêu con, nhiều người thiếu kiên nhẫn, thiếu thời gian bên con, không muốn bị con mè nheo nên chọn cách thỏa hiệp với con trẻ để yên thân bố mẹ, cho đến khi mức độ đòi hỏi, nhũng nhiễu của xon quá mức không chịu nổi thì quay sang đánh con như để trút giận.
Mỗi người có 1 cách dạy con vì con của chúng ta cơ bản đều khác nhau, chả ai giống ai nhưng tôi nghĩ, dù có quất con vài roi nhưng thể hiện tình yêu thương và trách nhiệm khi phạt lỗi con sẽ giúp con trưởng thành, chả có vấn đề gì cả.
Bạn có ý kiến gì về câu chuyện dạy con có nên dùng đòn roi? Bạn có đồng tình với những ý kiến trên? Bạn có những kinh nghiệm, câu chuyện hay nào liên quan đến dạy con? Mời bạn chia sẻ ở ô BÌNH LUẬN dưới bài viết. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận