29/07/2017 15:04 GMT+7

​Phụ nữ có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch không kém nam giới

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Mặc dù bệnh tim thường được coi là một vấn đề sức khỏe của nam giới nhưng trong thực tế thì ngược lại. Theo thống kê tại Hoa Kỳ cho thấy phụ nữ tử vong vì bệnh tim mỗi năm nhiều hơn nam giới.

Nguy cơ tim mạch ở phụ nữ

Nếu như nam giới thường có các yếu tố nguy cơ cổ điển đối với bệnh động mạch vành như: cholesterol cao, huyết áp cao và béo phì… thì người nữ ngoài các yếu tố nguy cơ này với một tần suất không kém gì phái nam vẫn có thêm các nguy cơ khác như:

- Hút thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch ở phụ nữ như ở nam giới.

- Khi có thai, người phụ nữ phải đối mặt với các biến chứng khi mang thai chẳng hạn như: tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ hoặc cao huyết áp.

- Sau tuổi mãn kinh: tần suất bị hội chứng chuyển hóa (sự kết hợp của béo phì vòng bụng, huyết áp cao, lượng đường trong máu cao và tăng triglyceride trong máu) ở phụ nữ thường gặp hơn nam giới.

- Tinh thần căng thẳng (stress) và trầm cảm ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của phụ nữ nhiều hơn nam giới. Trầm cảm làm cho người bệnh khó khăn để duy trì một lối sống lành mạnh.

- Mức estrogen thấp sau khi mãn kinh gây ra một yếu tố nguy cơ cho phát triển bệnh tim mạch do tổn thương mạch máu nhỏ và tình trạng thuyên tắc mạch.

- Bệnh lý do rối loạn hoạt động của hệ thống miễm dịch như: viêm khớp dạng thấp, hay lupus ban đỏ cũng thường gặp ở phái nữ, hiện đã được xem là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

Phụ nữ cần làm gì để có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

- Tập thể dục 30 đến 60 phút một ngày, hầu hết các ngày trong tuần:

Bài tập thể dục vừa phải, như đi bộ với một tốc độ nhanh, trong 30 đến 60 phút hầu hết các ngày trong tuần. Nếu bạn không có thời gian để tập thể dục một lần bạn có thể chia nhỏ số lần tập từ 10 - 15 phút/lần sao cho tổng thời gian luyện tập cũng từ 30 - 60 phút thì bạn cũng có những lợi ích cho sức khỏe tương tự.

Có những thay đổi nhỏ khác cũng có thể làm tăng hoạt động thể chất của bạn trong suốt cả ngày như đi cầu thang bộ thay vì dùng thang máy, đi bộ hoặc đi xe đạp để đến nơi làm việc…

1. Duy trì một cân nặng lý tưởng: bạn cố gắng duy trì BMI từ 20 – 25 và vòng bụng không quá 80cm.

2. Bỏ hút thuốc lá.

3 . Chế độ ăn uống ít cholesterol, chất béo bão hòa và muối.

4. Bạn cũng sẽ cần phải dùng thuốc theo theo đúng chỉ định của bác sĩ như: thuốc huyết áp, thuốc ức chế kết tụ tiểu cầu, thông kháng đông máu và aspirin.

5. Kiểm soát tốt yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch như: huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: bệnh tim mạch