Phóng to |
Tráng bánh - Ảnh tác giả bài viết cung cấp |
Má ghi tạc trong lòng câu chuyện vua Quang Trung đưa đội quân thần tốc từ quê ông ra Hà Nội trong 5 ngày, lương thực mang theo là bánh tráng, gọn nhẹ, chỉ cần nhúng nước ăn ngay không nấu nướng gì mất thời gian. Đến nơi ông đánh chiếm lại thành Thăng Long từ trong tay giặc. “Có tích mới dịch ra tuồng”, sau này ngày tết trên bàn thờ nhà nào cũng có bánh tráng cúng tạ tổ tiên… |
Năm nào tôi cũng về quê đón tết. Có năm thời gian cập rập nhưng cũng đủ để má sai làm chuyện vặt. Đang ngồi sên gừng, thấy cây mãng cầu xiêm trước cửa ngả bóng râm mát góc sân, chỗ đang phơi cái sàng bánh in, má bảo: “Ra bưng giùm má cái sàng bánh phơi ra chỗ nắng đi con!”. Đang nắng đó lại mưa tức thì, má hối lảnh lói: “Mau kéo nong lá chuối, bưng sàng bánh vào con!”. Má cũng hối hả chạy đến, cầm tấm lá chuối vừa héo má trầm trồ lá chuối dài, năm nay gói bánh tét phải chặt tay. Má còn lo xa mai trời nắng, phơi khăn bàn, mùng mền… Mỗi lần được má sai, tết như đang hối thúc sau lưng.
Năm đầu tôi vào đại học, tết về quê, má bệnh nằm đắp mền cả tuần. Tôi chỉ lau sơ tủ thờ, quét trần nhà rồi ngồi buồn bã, không được má sai tôi thấy không gian đón tết buồn quạnh quẽ.
Công việc đầu tiên lo đón tết là tráng bánh tráng (bánh đa). Bánh tráng bán ế nhẫy chợ vậy mà má vẫn cặm cụi ngồi tráng: “Chịu khó, tốn củi tốn lửa mà sạch sẽ cúng tổ tiên, chứ người ta làm bán, phơi ở chỗ bụi bặm “quế quan” lắm!”.
Trong xóm duy nhất chỉ nhà bà Năm Bưng có lò tráng bánh. Gần tết nhiều người đến nhà hỏi bà tráng bánh ké. “Ơn nghĩa lắm” bà mới cho nhưng xếp theo thứ tự, dòng họ ưu tiên… Má tôi thuộc “diện” ơn nghĩa nhưng không nằm trong thành phần bà con dòng họ nên đến chiều 29 mới đến lượt. Tết năm đó tháng thiếu, 29 sáng ra mùng 1. Chiều, trời lại yếu nắng. Nhà bà lại ngửa mặt hướng đông nên khi tráng xong thì bóng chiều râm mát trước sân. Bà Năm Bưng bày đem ra phơi ngoài đám ruộng trống trước nhà bà, vừa có nắng, hứng gió mau khô. Tôi phụ má đào lỗ, lấy cây tre đực trồng hai cái trụ rồi buộc cây gác ngang qua làm cái giàn phơi, một đầu vỉ bánh gối đầu lên bờ ruộng, đầu kía gác lên giàn chúi ngược, bánh nhanh rút nước mau khô. Phơi xong má lót dép trên bờ ruộng ngồi "chóc ngóc" chờ bánh khô gỡ mang về. Bánh chưa kịp khô thì mưa xuân lất phất, má chùi nước mắt gỡ bánh ướt. Tối má sắp bánh cuộn tròn dùng dao xắt nhỏ làm bún xắt, sáng mùng 1 xào nấu cúng ông bà. Năm đó tết thiếu bánh tráng. Nhắc lại chuyện cũ cách đây 10 năm, má buồn tiu nghỉu.
Tết trong nhà không thể thiếu bánh in. Loại bánh cũ rích nhưng tết đến mấy ai siêng làm. Bánh in, thứ bánh làm từ bột gạo nếp trộn với đường cát tinh. Má rang ký gạo nếp, đúng ra phải trộn nửa ký đường nhưng kẹt tiền má mua bốn lạng, bà bán lại cân yếu một chút, khi trộn đóng khung không kết dính. Cũng bà Năm Bưng - thợ làm bánh trong xóm - bày tối má đem phơi sương, sáng ra bảo tôi con trai mạnh tay nhận bột vào khuôn. Bánh làm ra có in hình trống đồng, má sắp lớp lang phơi trên cái sàng trắng ngần trong nắng xuân. Tâm nguyện của má giao thừa sắp bánh in cúng rước ông bà, cầu mong mưa thuận gió hòa, lúa thóc được mùa, ở quê làm ruộng mà!
Ngồi ăn cơm má kể lại chuyện cũ bảo vậy mà ấm cúng, đầy đủ. Còn nhiều gia đình lớp trẻ bây giờ “trăm thứ trăm mua”… nhưng lại không có bánh in truyền thống cúng dâng đất trời, đón tết lạt lẽo. Hồi đó nhà má ở đầu đường, xóm nhà ở sát bờ sông đi bộ qua cánh đồng ngang qua nhà má, tết con cái ở xa về má đều thấy mặt. Còn nay nhiều nhà khấm khá ngồi trên xe ôtô bịt bùng chạy vèo qua, đố mà biết ai ngồi trong đó.
Năm ngoái tôi về, chiều phụ má trộn bột bánh in thì anh Năm ở cạnh nhà đi thăm đồng về. Thấy tôi anh ghé chơi, má hỏi: “Lúa mùa này sao cháu?”. “Tốt cô à, thuận trời nên không có sâu bệnh”. “Ừ, nhà quê mà, làm gì làm, có lo tết nhất gì thì cũng chăm sóc đám ruộng. Không biết mùa màng bây giờ sao chứ hồi trước ăn tết xong, ra giêng thì cây lúa tròn mình”.
Ba bỏ má khi tôi còn đỏ hỏn. Bà ngoại sinh má con một, má sinh tôi cũng con một. Ra trường tôi công tác ở xa, những tháng ngày dài má lầm lũi một mình. Gần tết tôi về nhà, hai má con đón tết ấm cúng.
Nhà ở vùng rốn lũ Phú Yên, vừa qua lò bánh tráng của má bị nước lũ ngâm lâu ngày rệu rã. Năm nay nghỉ tết 9 ngày, ngày đầu tôi về đắp lại lò bánh tráng cho má.
Mời bạn đọc bình chọn bài dự thi Ngay lúc này, bạn đọc có thể truy cập trang web cuộc thi viết Giúp mẹ ngày xuân tại http://tuoitre.vn/giup-me-ngay-xuan để bình chọn các bài thi được đăng. Cách thức bình chọn rất đơn giản: bấm vào chữ "Bình chọn" trên tựa bài, nhập mã bảo vệ, sau đó nhấn "gửi". Hạn cuối bình chọn đến 24g ngày 7-1-2014. Theo cơ cấu giải thưởng, sẽ có 1 giải bài viết được bạn đọc bình chọn nhiều nhất (dựa trên số lượng bạn đọc bình chọn cho bài viết tại trang web của cuộc thi) gồm 1 máy hút bụi trị giá 3 triệu đồng và 1 năm sử dụng sản phẩm P&G (12 gói sản phẩm Tide + Downy). |
Cuộc thi viết “Giúp mẹ ngày xuân” sẽ nhận bài đến 24g ngày 31-12-2013, dành cho tất cả công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam (trừ cán bộ, nhân viên báo Tuổi Trẻ). Bài thi có thể đề cập đến một hay nhiều nội dung sau: chia sẻ những cảm xúc, kỷ niệm khi cùng mẹ chuẩn bị đón tết cổ truyền, những suy nghĩ, ý thức, trách nhiệm với cha mẹ và gia đình trong ngày tết, những kế hoạch dự định giúp đỡ mẹ trong việc chuẩn bị đón tết cổ truyền... Những nội dung trên chỉ mang tính gợi ý. Các câu chuyện chia sẻ trong bài thi cần là người thật, việc thật. Bài viết dưới 1.000 chữ bằng tiếng Việt có dấu, chưa từng đăng tải ở bất cứ đâu, kể cả các trang mạng xã hội, blog, diễn đàn…; khuyến khích bài thi có thêm hình ảnh hay hình vẽ minh họa. Có hai cách gửi bài: truy cập địa chỉ liên kết http://tuoitre.vn/giup-me-ngay-xuan, vào mục “Gửi bài” và thực hiện theo hướng dẫn; hoặc tải mẫu dự thi TẠI ĐÂY, hoàn tất bài thi và gửi về email toasoantto@gmail.com. Ban tổ chức không nhận bài viết tay gửi qua đường bưu điện. Các bài dự thi tốt sẽ được đăng hoặc trích đăng trên Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn) và trang web của cuộc thi http://tuoitre.vn/giup-me-ngay-xuan và không có nhuận bút. Cuộc thi là một hoạt động nằm trong chuỗi chương trình “Giúp mẹ ngày xuân” do Hội liên hiệp Thanh niên VN TP.HCM, báo Tuổi Trẻ và Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM phối hợp tổ chức, với sự tài trợ của Công ty Procter & Gamble Việt Nam và Saigon Co-op. Lễ trao giải dự kiến vào ngày 12-1-2014 tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM. Cơ cấu giải thưởng: Mỗi giải thưởng gồm giấy chứng nhận của ban tổ chức và các sản phẩm từ đơn vị tài trợ, cụ thể: - 1 giải nhất: 1 chuyến du lịch dành cho người đoạt giải đi cùng với mẹ trị giá 20 triệu đồng và 1 năm sử dụng sản phẩm Ariel và Downy của P&G - 1 giải nhì: 1 máy giặt trị giá 5 triệu đồng và 1 năm sử dụng sản phẩm Ariel và Downy của P&G - 1 giải ba: 1 lò viba trị giá 3 triệu đồng và 1 năm sử dụng sản phẩm Ariel và Downy của P&G - 1 giải bài viết được bạn đọc bình chọn nhiều nhất (dựa trên số lượng bạn đọc bình chọn cho bài viết tại trang web của cuộc thi): 1 máy hút bụi trị giá 3 triệu đồng và 1 năm sử dụng sản phẩm P&G (12 gói sản phẩm Tide + Downy) - 6 giải khuyến khích: 1 năm sử dụng sản phẩm P&G (12 gói sản phẩm Tide + Downy) |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận