27/08/2017 14:17 GMT+7

Phòng học bị sập không thuộc diện cảnh báo nguy hiểm

M.VINH
M.VINH

TTO - Bà Đàm Thị Kinh - giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng - cho biết rất bất ngờ khi xảy ra vụ sập phòng học khiến 10 học sinh nhập viện vì phòng sập không nằm trong diện cảnh báo nguy hiểm, không được sử dụng.

Phần còn lại của căn phòng bị sập có dấu hiệu oằn xuống phía dưới, có dấu hiệu sập - Ảnh: M.VINH
Phần còn lại của căn phòng bị sập có dấu hiệu oằn xuống phía dưới, có dấu hiệu sập - Ảnh: M.VINH

Sáng 27-8, Công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp Công an TP Đà Lạt giám định hiện trường vụ sập phòng học khiến 10 học sinh bị thương nhập viện.

Phòng học rộng khoảng 20mbị sập khoảng 1/3 diện tích nền, vị trí trần sập nằm ngay khu vực bục giảng. Đây là một trong ba phòng liên kế có kết cấu các thanh giằng chịu lực bằng gỗ, mặt trên mặt dưới sàn tô vữa, nẹp gỗ và mặt trên cùng được lót gạch men. 

Phòng sập không nằm trong diện cảnh báo

Theo thầy Đoàn Khải - hiệu trưởng Trường THCS&THPT Đống Đa - trường được xây dựng vào năm 1956, từ đó đến nay có nhiều lần tu sửa nhỏ, tái lập không gian để phù hợp với chức năng của trường.

Phòng học bị sập nằm trong nhóm ba phòng của trường trước kia dùng làm phòng giám hiệu. Do nhu cầu sử dụng nên bố trí sử dụng dạy học. Ba phòng này không nằm trong danh sách các phòng có nguy cơ sập mà Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng cảnh báo.

Trong khi đó, bà Kinh xác thừa nhận có sơ suất trong giám định chất lượng các cơ sở giáo dục. 

“Trường Đống Đa có văn bản gửi đề nghị sửa chữa lại nhà trường, tuy nhiên sau khi các cơ quan chức năng giám định thì có 4 phòng xuống cấp nghiêm trọng ở một dãy phòng học khác và sở chỉ đạo không được sử dụng 4 phòng học có cảnh báo nguy hiểm.

Khu vực có phòng học bị sập lại nằm trong diện không có cảnh báo, được phép sử dụng bình thường” - Kinh cho biết và nói thêm: “Có lẽ thời tiết mưa ẩm khiến phòng học bị xuống cấp nhanh hơn so với đánh giá”. 

Một phụ huynh giấu tên có mặt tại trường Đống Đa sau vụ sập phòng học cho biết đã phản ánh nhà trường nhiều lần rằng rất lo lắng khi cho con đi học. Các cháu nói lại với cha mẹ rằng khi đến trường không dám đùa giỡn vì có cảm cảm giác lớp gạch lót sàn muốn bung ra khi chạy nhảy.

Bên trong và bên ngoài Trường THCS&THPT Đống Đa nhiều nơi đã bị ẩm mốc, bị thấm dù trường đã sơn đi sơn lại nhiều lần - Ảnh: M.VINH
Bên trong Trường THCS&THPT Đống Đa nhiều nơi đã bị ẩm mốc, bị thấm dù trường đã sơn đi sơn lại nhiều lần - Ảnh: M.VINH
Bên trong và bên ngoài Trường THCS&THPT Đống Đa nhiều nơi đã bị ẩm mốc, bị thấm dù trường đã sơn đi sơn lại nhiều lần - Ảnh: M.VINH
Nhiều phòng học bị thấm nặng - Ảnh: M.VINH
Bên trong và bên ngoài Trường THCS&THPT Đống Đa nhiều nơi đã bị ẩm mốc, bị thấm dù trường đã sơn đi sơn lại nhiều lần - Ảnh: M.VINH
Bên ngoài dãy phòng học nhiều nơi đã bị ẩm mốc và thấm - Ảnh: M.VINH
Tại khu vực sập, khung gỗ bị gãy, lộ ra lớp gỗ ốp nền và vữa đã bị lão hoá -  Ảnh: M.VINH
Tại khu vực sập, khung gỗ bị gãy, lộ ra lớp gỗ ốp nền và vữa đã bị lão hóa - Ảnh: M.VINH
Tại khu vực sập, khung gỗ bị gãy, lộ ra lớp gỗ ốp nền và vữa đã bị lão hoá -  Ảnh: M.VINH
Cận cảnh lớp gỗ ốp nền và vữa đã bị lão hóa - Ảnh: M.VINH

Học sinh học lớp tạm chờ Sở Xây dựng đánh giá

Sáng 27-8, PV Tuổi Trẻ có mặt cùng lực lượng giám định hiện trường Công an tỉnh Lâm Đồng, Công an TP Đà Lạt và ghi nhận nhiều phòng học nằm cùng dãy phòng sập bị ẩm mốc nhiều chỗ. 

Tại vị trí phòng sập, các khung gỗ lộ ra, lớp vữa bị lão hóa, có thể dùng tay bóp ra cho tơi như cát khô, gỗ ép sàn cũng đã bị mục, chỉ có lớp gạch men còn mới. 

Trường có 3 dãy phòng học với 29 phòng, các dãy phòng học thực tế không thông nhau. Để tiện sử dụng, nhà trường đã dùng các cầu thang tạm bằng sắt để nối. 

Trường cũng đang trong giai đoạn sửa chữa, tuy nhiên do tiến độ sửa chữa chậm nên khi học sinh vào học hoạt động sửa chữa vẫn tiếp tục.

Trước mắt, bà Kinh cho biết sẽ xin kinh phí sửa chữa lại trường, việc học của các em vẫn diễn ra bình thường. Trường sẽ dùng tất cả các phòng chức năng như phòng giám hiệu, hội trường, phòng đoàn đội chỉnh sửa lại để các em học trong lúc chờ được sửa chữa. 

Theo ông Huỳnh Quang Long - phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng - dãy phòng học có phòng bị sập sẽ cân nhắc sử dụng lại bao nhiêu phòng sau khi Sở Xây dựng đánh giá. Nếu bỏ hẳn nguyên cả dãy phòng học trong thời điểm này thì không đủ phòng học.

Trần nhà, cửa sổ nhiều khu vực trong trường bị hư hại - Ảnh: M.VINH
Trần nhà nhiều phòng trong trường bị hỏng - Ảnh: M.VINH
Trần nhà, cửa sổ nhiều khu vực trong trường bị hư hại - Ảnh: M.VINH
Nhiều cửa sổ bị mục nát, hư hại - Ảnh: M.VINH
Trường đang tiếp tục sửa chữa dù học sinh đã vào học - Ảnh: M.VINH
Trường đang tiếp tục sửa chữa dù học sinh đã vào học - Ảnh: M.VINH
Các dãy phòng học biệt lập được nối bằng cầu thang tạm - Ảnh: M.VINH
Các dãy phòng học biệt lập được nối bằng cầu thang tạm - Ảnh: M.VINH
Bệnh Viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng cho biết, tới 13h ngày 27-8, còn 3 học sinh đang được lưu lại theo dõi do bị chấn thương ở vùng đầu. Sau khi khám, theo dõi các bác sĩ đánh giá các em chỉ bị chấn thương phần mềm, không có chấn động gây nguy hiểm đến sức khỏe.
M.VINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên