Phóng to |
Thời kỳ bao cấp, dọc hai bên phố đường tàu này chuyên làm nhiệm vụ trung chuyển hàng lậu buôn chuyến, từ chè khô, măng, mộc nhĩ... Khi chuyến tàu chợ chạy chầm chậm để vào ga, hàng cứ thế bay vèo vèo qua cửa sổ, lan can tàu vào đúng nhà đã định. Những “con buôn” khi xuống ga, cứ ung dung ra cửa. Thế là Nhà nước thất thoát một khoản thuế khổng lồ.
Còn bây giờ, trong cơ chế thị trường, tại khu phố đường tàu này đã sinh ra biết bao “Tám Bính” và “Năm Sài Gòn” chuyên các ngón nghề “đột vòm”, “chôm”, “chĩa”, và “chạy vỏ”... Phố đường tàu trở nên phức tạp với các tệ nạn hút hít, tiêm chích, xì-ke, ma túy... tấp nập người ra kẻ vào.
Mặc dù đã được lực lượng công an quận Lê Chân - Hồng Bàng - Ngô Quyền truy quét, song cũng không dẹp nổi. Có người nói: Chỉ khi nào ga Hải Phòng chuyển ra ngoại thành thì mới hết các tệ nạn ở đây.
Xã N (Phong Châu - Phú Thọ) được Nhà nước phong tặng đơn vị anh hùng. Cả xã phấn khởi để đón cái ngày lễ hội đó, kinh phí trên cho là 5 triệu đồng, xã liền thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cho toàn thể con em xa gần về dự. Để thêm phần long trọng, lãnh đạo xã bèn có sáng kiến mời một vài đồng chí lãnh đạo của tỉnh về dự, nhưng vấp phải ý kiến của huyện, với lý do: “Khách của tỉnh về là huyện phải tiếp, xã không được quyền... vượt cấp tiếp khách tỉnh (?!)”. Việc xem dân sống thế nào, nhiều khi cũng không phải là chuyện giản đơn của cán bộ. “Cơ chế” điều chỉnh bất thành văn, nhưng đầy hiệu lực, cấp huyện tuy là trung gian, nhưng cái uy với xã theo kiểu “Bắt phong trần, phải phong trần - Cho thanh cao mới được phần thanh cao!”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận