16/06/2005 13:34 GMT+7

Phim mới về thế hệ 8X: Cái bắt tay đầu tiên của VFC và TFS

Theo Lao Động
Theo Lao Động

Lần đầu tiên, Trung tâm Sản xuất chương trình truyền hình VN (VFC) và Hãng phim Truyền hình TPHCM (TFS) phối hợp cùng làm bộ phim truyền hình 25 tập Ban mai xanh (kịch bản Phạm Dũng, đạo diễn Trọng Trinh - Đinh Như Trang) phát sóng từ 17-6 tới. Đây cũng là phim làm về giới trẻ hôm nay - mảng đề tài chưa nhiều đạo diễn thử sức.

sQU0EaLI.jpgPhóng to
Đạo diễn Trọng Trinh
Lần đầu tiên, Trung tâm Sản xuất chương trình truyền hình VN (VFC) và Hãng phim Truyền hình TPHCM (TFS) phối hợp cùng làm bộ phim truyền hình 25 tập Ban mai xanh (kịch bản Phạm Dũng, đạo diễn Trọng Trinh - Đinh Như Trang) phát sóng từ 17-6 tới. Đây cũng là phim làm về giới trẻ hôm nay - mảng đề tài chưa nhiều đạo diễn thử sức.

Theo đạo diễn Trọng Trinh, trong lần hợp tác đầu tiên giữa hai đơn vị sản xuất phim hùng mạnh này, mỗi bên góp vốn một nửa. Kịch bản là câu chuyện xảy ra phía Nam, nhưng sau được đổi lại bối cảnh là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Bình. Diễn viên toàn phía Bắc, hầu hết là diễn viên trẻ.

Kinh phí làm phim vẫn theo "mức" của truyền hình: 80 triệu đồng/50 phút vì thế chuyện thu thanh đồng bộ là không tưởng (do tiền ít). Chưa kể, thời gian quay 6 tháng cho 25 tập phim không phải là nhiều.

"Ban mai xanh là những câu chuyện tình yêu lãng mạn của giới trẻ đang ngồi trên ghế giảng đường - thế hệ sinh vào những năm 80 (8X). Hồn nhiên, lãng mạn và luôn khao khát những khám phá, tìm tòi, và đương nhiên là có vấp ngã - nhưng rồi biết vượt qua chính mình. Nó khác nhiều với thế hệ mô phạm bọn tôi".

Đạo diễn Trọng Trinh

Dù đã làm nhiều phim dài tập về giới trẻ như Nấc thang mới (8 tập), Ngày hè sôi động (8 tập)... nhưng đạo diễn Trọng Trinh (đã có 2 giải vàng LH Truyền hình toàn quốc) vẫn phấn khích với bộ phim này.

Ban mai xanh không tô vẽ cuộc sống của bọn trẻ đẹp hơn, và cũng không bôi đen, mà cố gắng phản ánh chân thực hiện thực.

Cái khó lớn nhất khi làm một phim truyền hình nhiều tập vẫn là khâu diễn viên và bối cảnh. Lượng diễn viên trẻ do Trung tâm Sản xuất phim TH trực tiếp đào tạo mới chỉ đáp ứng khoảng 60%. Và thật sự cũng chưa có ai chói sáng, mà chỉ là nhân tố trẻ có triển vọng.

Diễn viên biên chế ở các đoàn thì bị lệ thuộc thời gian của đơn vị trực tiếp trả lương, chạy sô khắp nơi, lắm khi làm đoàn làm phim "chết đứng". Mà tiền thù lao thì vẫn như cũ: Đóng vai chính, tiền dao động từ 1 đến 1,5 triệu đồng/tập (mỗi tập 70 phút).

Nếu mỗi tập 50 phút thì chỉ bằng 70% số tiền trên. Chả bù cho "diễn viên miền Nam hầu hết đều là dân tự do, thoải mái chạy sô, chưa kể vẫn có nhiều gia đình cả nhà làm diễn viên"- đạo diễn Trọng Trinh than thở. Rồi khủng hoảng thiếu diễn viên đóng vai già là một thực tế, bởi quanh đi quẩn lại vẫn từng ấy nghệ sĩ Duy Thanh, Hữu Độ, Phát Triệu...

Mặc dù còn một số khó khăn, song cú hợp tác đầu tiên của VFC và TFS có nhiều hứa hẹn, tuy nhiên ngoài việc góp vốn và tham gia kịch bản, giá có thêm sự kết hợp của diễn viên hai miền cũng như một số yếu tố khác thì màu sắc phim sẽ đa dạng hơn chăng?

Theo Lao Động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên