19/11/2007 16:41 GMT+7

Phim Làng hồng của Oliver Stone bị ảnh hưởng bởi cuộc đình công

      THẾ MINH (tổng hợp)
      THẾ MINH (tổng hợp)

TTO - Sau khi bộ phim Angels and Demons (Thiên thần và ác quỷ) do Tom Hanks đóng vai chính bị hoãn sản xuất, phim Pinkville (Làng hồng) của đạo diễn Oliver Stone là trường hợp thứ hai bị ảnh hưởng bởi cuộc đình công kéo dài của các nhà biên kịch Mỹ.

qHgXSFRb.jpgPhóng to
Oliver Stone trong chuyến khảo sát làng Sơn Mỹ trong tháng 9 vừa qua - Ảnh: Reuters
TTO - Sau khi bộ phim Angels and Demons (Thiên thần và ác quỷ) do Tom Hanks đóng vai chính bị hoãn sản xuất, phimPinkville (Làng hồng) của đạo diễn Oliver Stone là trường hợp thứ hai bị ảnh hưởng bởi cuộc đình công kéo dài của các nhà biên kịch Mỹ.

Pinkville do hãng United Artists bỏ vốn sản xuất với kinh phí 40 triệu USD, với nội dung nói về cuộc thảm sát Mỹ Lai vào tháng 3 - 1968 trong chiến tranh Việt Nam. Sau khi đạo diễn Oliver Stone đến Việt Nam hồi đầu tháng 9 để khảo sát và tìm thêm tư liệu, bộ phim dự kiến sẽ được khởi quay vào đầu tháng 12.

Dàn diễn viên chính gồm Bruce Willis, Channing Tatum, Woody Harrelson, Michael Pitt, Xzibit và Tony Jones cũng đã chuẩn bị sẵn sàng để sang Thái Lan ghi hình.

Nhưng mới đây, United Artists tuyên bố hoãn lại kế hoạch sản xuất Pinkville. Lý do chính là cả biên kịch Mikklo Alanne lẫn đạo diễn Oliver Stone không thể tiếp tục triển khai và chỉnh sửa kịch bản, do cả hai đều là thành viên của Hiệp hội Biên kịch Mỹ (WGA).

Trước khi đoạt giải Oscar trong vai trò đạo diễn với các phim Trung đội, Sinh ngày 4-7, Oliver Stone cũng từng giành được một tượng vàng cho kịch bản phim Midnight Express (Chuyến tàu nửa đêm) vào năm 1979.

Đến nay, sau hai tuần 12.000 nhà biên kịch đồng loạt đình công, biểu tình chống lại các hãng phim, WGA cũng đã tạo được sức ép đối với Hội Nhà sản xuất điện ảnh và truyền hình Mỹ (AMPTP). Cả hai bên đã đi đến thống nhất cùng ngồi lại thương lượng hợp đồng vào ngày 26-11 tới. Nhưng chi tiết của những điều khoản thương lượng sẽ không được tiết lộ.

Nhiều nhà biên kịch rất vui mừng trước tin tốt này. “Thật tuyệt! Chúng ta không thể thoả thuận được với nhau nếu cả hai bên không cùng ngồi lại và thảo luận”- Sean Jablonski, tác giả kịch bản của phim truyền hình Nip/Tuck phát biểu. Tuy nhiên, từ giờ đến ngày 26-11, các nhà biên kịch vẫn sẽ tiếp tục những cuộc biểu tình của mình.

Cuộc biểu tình gần đây nhất của các nhà biên kịch Mỹ là vào năm 1988, kéo dài 22 tuần và gây tổn thất hơn 500 triệu USD. Hiện tại, ngành công nghiệp điện ảnh đóng góp khoảng 30 tỉ USD mỗi năm cho nền kinh tế của Los Angeles.

      THẾ MINH (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên