Một chuyên gia giám sát máy bay MH17 rớt - Ảnh: Reuters |
Khi đó, chiếc máy bay Boeing 777 số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airline trên đường bay từ Amsterdam (Hà Lan) đến Kular Lumpur (Malaysia) đã bị rách toạc giữa không trung và bị rớt, khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng.
JIT cho biết hệ thống tên lửa Buk được đưa vào Ukraine từ Nga. JIT có một đoạn ghi âm cho thấy nhóm phiến quân yêu cầu hệ thống tên lửa Buk và sau đó nhận được một cái.
JIT cũng cho biết sau khi MH17 bị bắn, hệ thống tên lửa Buk được đưa trả lại Nga.
Hãng tin AP dẫn lời Thomas Aling, người phát ngôn của cảnh sát Hà Lan, rằng những bằng chứng của JIT có được đủ thuyết phục để sử dụng tại tòa hình sự. Tuy nhiên, ông Aling cho biết chưa xác định được thời gian và địa điểm của phiên tòa này.
JIT cho biết dữ liệu từ hệ thống radar cho thấy không có chuyện một máy bay khác bắn rớt MH17.
Hãng tin AP cho biết trước khi diễn ra buổi họp báo công bố nguyên nhân rớt máy bay MH17 vào chiều 28-9, một số người thân của những nạn nhân đã được thông báo ngắn gọn nội dung sự việc.
Theo Hãng tin BBC, vào thời điểm tháng 7-2014, nhóm li khai thân Nga bị Ukraine và phương Tây quy trách nhiệm vụ tấn công. Cũng vào thời điểm đó, lực lượng quân đội Ukraine đang giao tranh khá quyết liệt với lực lượng này.
Đến tháng 10-2015, Hiệp hội an toàn bay Hà Lan (DSB) khẳng định tên lửa bắn máy bay MH17 nằm trong phạm vị 320km về phía đông nam so với vị trí rớt máy bay. Và khu vực này đang thuộc quyền kiểm soát của phe li khai.
Cho tới trước thời điểm JIT công bố các chi tiết tại buổi họp báo, phía Nga vẫn một mực bác bỏ cáo buộc máy bay MH17 do nhóm li khai thân Nga thực hiện.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận