07/01/2011 06:14 GMT+7

Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TT - Cách gọi tên sách của tiến sĩ Ðỗ Lai Thúy cũng góp phần làm mềm hóa những trang viết thường được xem là khó đọc trong lĩnh vực văn chương: lý luận phê bình. Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy, hơn thế, lại là một tập sách không nhằm vào các vấn đề lý luận, mà tác giả làm động tác hệ thống lại các trường phái phê bình văn học từng xuất hiện tại văn đàn Việt Nam.

RiFv3S8r.jpgPhóng to

Sách do Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn ấn hành - Ảnh: L.Điền

Ðiều đáng quý là thông qua tập sách, người đọc có được một cái nhìn sơ khởi về lịch sử phê bình văn học Việt Nam: Sự ra đời và bước đi đầu tiên, Phê bình ấn tượng chủ nghĩa, Phê bình tiểu sử học, Phê bình văn hóa - lịch sử... Tập sách còn một phần thú vị là những bài viết của tác giả về các nhà phê bình văn học từ thế hệ tiền bối như Hoài Thanh, Trần Thanh Mại, Thanh Lãng... đến các nhà phê bình đương đại: Phan Ngọc, Trần Ðình Sử, Ðặng Tiến...

jabWLMcg.jpgPhóng toSách do NXB Văn Hóa - Văn Nghệ ấn hành - Ảnh: L.Điền

Truyện ngắn hay báo Thanh Niên

Do nhà văn Ngô Thị Kim Cúc tuyển chọn, tập sách là một "tổ hợp truyện ngắn" trên báo Thanh Niên trong năm 2009-2010. Có thể thấy những tên tuổi góp mặt ở tập sách này là những cây bút truyện ngắn phong độ nhất hiện nay. Ðó là các nhà văn Bích Khoa, Bích Ngân, Di Li, Dương Thụy, Kiều Bích Hậu, Ngô Phan Lưu, Nguyễn Danh Lam, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Nguyễn Minh Sơn, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Hồn Nhiên, Thái Bá Tân, Tô Hải Vân, Trần Ðức Tiến, Võ Thị Xuân Hà, Vũ Thành Sơn...

Chấp nhận nhiều xu hướng, cái hay của tập truyện ngắn là sự phong phú về cái nhìn, tâm trạng sống lẫn kỹ thuật viết của nhiều thế hệ cầm bút.

qTAh3D7O.jpgPhóng toẢnh: H.T.P.

Tướng về hưu đã trở lại

Bước sang năm 2011, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã trở lại bằng tập truyện ngắn Tướng về hưu (Phương Ðông & NXB Văn Hóa Thông Tin).

Thật ra trước đây tên truyện ngắn viết năm 1986 này cũng đã được chọn làm nhan đề của một tập truyện. Tuy nhiên, lần trở lại này Tướng về hưu mang một "giao diện" khác, từ hình thức bìa do họa sĩ Hữu Khoa vẽ đến cách chọn và sắp xếp các truyện. Cuốn sách dày 396 trang, giới thiệu 25 truyện ngắn, từ những truyện làm nên tên tuổi Nguyễn Huy Thiệp như Sang sông, Thương nhớ đồng quê, Chuyện tình kể trong đêm mưa, Ðưa sáo sang sông... cho đến những truyện được viết gần đây: Cà phê Hàng Hành, Quan Âm chỉ lộ...

LAM ĐIỀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên