Ảnh minh họa. Nguồn: doctorportal.com.au
Chính tuổi cao đã gây nguy hiểm lớn, nhưng những biến đổi về cơ thể học và sinh lý trong quá trình gia tăng tuổi cũng như những bệnh lý nội khoa kèm theo gây nguy cơ cao hơn trong lúc gây mê-hồi sức cho phẫu thuật.
Các biến chứng có thể gặp
Biến chứng tim-mạch
Người cao tuổi (NCT) đã suy giảm tất cả chức năng trong cơ thể theo tuổi, đứng đầu là tim mạch, biến chứng tim mạch từ nặng đến nhẹ: Ngưng tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy nút tạo nhịp tim (suy nút xoang), rung nhĩ, rối loạn nhịp tim gây tử vong cao (kể cả không phẫu thuật).
Thuyên tắc mạch vành tim, mạch phổi, mạch não sau chấn thương do cục máu đông tại ổ gãy xương và hoặc kết hợp do bệnh tim trước đó (bệnh rung nhĩ), gây tử vong cao như nhồi máu cơ tim.
Tăng huyết áp sau chấn thương do đau, và hoặc đã có tăng huyết áp trước đó, ít đáp ứng với thuốc điều trị.
Tai biến mạch máu não do tăng huyết áp và hoặc do tắc mạch.
Biến chứng nhiễm trùng
Viêm phổi do sau chấn thương bệnh nhân đau không dám cử động phải nằm tại chỗ, gây ứ đọng, nhất là đã có kèm bệnh phổi mãn tính trước đó.
Lở loét, nhiễm trùng do nằm lâu, suy kiệt, và do khối cơ đã bị teo ở NCT.
Biến chứng thần kinh, nội tiết
Rối loạn thần kinh sau sang chấn (chấn thương gãy xương và sang chấn phẫu thuật) biểu hiện: nói sảng, lú lẫn, la hét, có thể đập phá, hoặc nằm im không tiếp xúc với xung quanh, diễn biến này khoảng 1-2 tuần, cá biệt kéo dài hàng tháng, sau điều trị hết đau sẽ bình ổn lại.
Đồng thời kết hợp với bệnh rối loạn trí nhớ, sa sút trí tuệ trước đó do tuổi cao thì nguy cơ biến chứng càng kéo dài hơn.
Do người lớn đã suy giảm tuyến tụy nên hầu hết bị bệnh tiểu đường, kết hợp với sang chấn do chấn thương và phẫu thuật, nhiễm trùng, bệnh tiểu đường càng gia tăng và khó điều trị khi bị đau do chấn thương, bệnh sẽ ổn định sau khi điều trị đau tốt kết hợp với điều trị nội khoa.
Biến chứng về dinh dưỡng
Suy kiệt do bản thân NCT bình thường ăn được ít, và hấp thu thức ăn giảm nhiều, đồng thời sau sang chấn gãy xương và phẫu thuật càng suy kiệt hơn.
Trước và sau mổ phải truyền đạm, albumin các chất có năng lượng cho cơ thể hoạt động, truyền máu (do mất máu khi gãy xương và lúc mổ) cho bệnh nhân phục hồi sức khỏe để nhanh liền xương và vết mổ.
Điều trị trong lúc phẫu thuật và sau phẫu thuật
Bác sĩ gây mê-hồi sức (chuyên khoa đặc biệt) là người sẽ chuẩn bị, theo dõi và điều trị xuyên suốt thời gian từ khi bệnh nhân bị bệnh, trong lúc phẫu thuật và sau phẫu thuật: các phương pháp gây mê, điều trị hồi sức đặc biệt và điều trị đau với kỹ thuật cao và thuốc mới, phương tiện tối tân nhằm mang lại chất lượng cuộc sống cho NCT ở những năm tháng cuối đời được hưởng thụ sự bình an (những năm trước đây nhóm bệnh nhân này không mổ, sau gãy xương các bác sĩ cho bó bột, nằm tại chỗ và tử vong trong đau đớn do lở loét, viêm phổi, tắc mạch và bệnh tim nặng hơn).
- Bác sĩ đặt một đường ống nhỏ (catheter) vào buồng tim để thăm dò chức năng cơ tim và cho thuốc hỗ trợ cơ tim để đảm bảo hoạt động tim bình thường cho phẫu thuật.
- Đặt một đường dây nhỏ (catheter) phía sau cột sống của bệnh nhân (ở khoang ngoài màng cứng, phía sau tủy sống) kết hợp cho thuốc tê vào tủy sống (với các phẫu thuật từ ngang rốn trở xuống: gãy khung chậu, gãy xương vùng chân) hoặc đặt ở vùng vai-nách của bệnh nhân (cho các phẫu thuật khớp vai và tay) làm bệnh nhân hết đau để mổ và giảm đau sau mổ nhiều ngày (thuốc an toàn tuyệt đối cho cơ thể người bệnh), bệnh nhân không đau cho nên tập và vận động sớm giúp tránh được các biến chứng như tắc mạch, viêm phổi, lở loét và các biến chứng khác đồng thời làm cho bệnh nhân sảng khoái về tinh thần.
- Điều trị ổn định và cân bằng nội môi trong cơ thể bệnh nhân (như các rối loạn về thần kinh, rối loạn các yếu tố vi lượng), điều trị hồi sức đặc biệt về tim, phổi, phòng tắc mạch chống nhiễm trùng, bổ sung dinh dưỡng và chăm sóc toàn diện cho người già.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận