13/12/2012 21:23 GMT+7

Phát hiện thiên hà cổ xưa nhất

TRÙNG DƯƠNG (Theo National Geographic)
TRÙNG DƯƠNG (Theo National Geographic)

TTO - Qua kính thiên văn Hubble, các nhà khoa học vừa phát hiện bảy thiên hà nguyên thủy được hình thành trong buổi sơ khai vũ trụ, trong đó có thiên hà cổ xưa nhất từng được phát hiện.

xw8r5XkP.jpgPhóng to
Hình ảnh về những thiên hà cổ xưa nhất vũ trụ hiện nay - Ảnh: National Geographic

Nghiên cứu này là một phần chiến dịch Hubble Ultra Deep Field (Trường cực sâu Hubble), xác định thời điểm và cách thức các dải thiên hà đầu tiên hình thành sau vụ nổ Big Bang. Nhà vật lý thiên văn Richard Ellis cho biết: “Các thiên hà hình thành qua hàng triệu năm, nó không phải là sự kiện ấn tượng và đơn độc".

Ellis dẫn đầu nhóm nghiên cứu sử dụng kính Hubble quan sát một phần nhỏ bầu trời trong năm giờ. Trong các chấm nhỏ của các thiên hà mờ nhạt có một thiên hà được xác định có độ tuổi chỉ nhỏ hơn Big Bang 380 triệu năm. Đây là thời gian gần Big Bang nhất mà các nhà khoa học từng tiếp cận được. Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện 6 thiên hà khác có tuổi từ 380 triệu đến 600 triệu năm sau thời điểm vụ nổ Big Bang.

“Những thiên hà đầu tiên này dày đặc hơn hàng ngàn lần so với thiên hà hiện tại. Chúng nằm gần với nhau, nhưng ít sáng hơn so với thiên hà hiện tại”, Ellis nói.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng bốn bộ lọc để phân tích các bước sóng hồng ngoại và ước tính khoảng cách của các thiên hà tới Trái đất bằng cách nghiên cứu màu sắc của chúng.

Các nhà nghiên cứu đã đẩy khả năng quan sát của kính thiên văn Hubble lên xa nhất. Để đạt mức xa hơn có lẽ họ phải chờ kính viễn vọng James Webb Space Telescope ra mắt vào cuối thập kỷ này.

TRÙNG DƯƠNG (Theo National Geographic)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên