Thứ 3, ngày 2 tháng 3 năm 2021
Phát hiện 'siêu thực vật' hút khí ô nhiễm
Các nhà khoa học vừa phát hiện được một loại 'siêu thực vật', vốn được trồng phổ biến ở Anh, có thể giúp giảm thiểu khí ô nhiễm tại những tuyến đường đông đúc.

Loài cây bụi bêri (cotoneaster). Ảnh picclick.co.uk
Các nhà khoa học tại Hiệp hội Làm vườn Hoàng gia (RHS) đã xem xét hiệu quả chống ô nhiễm từ một số loại cây bụi khác nhau bao gồm cây bụi bêri , táo gai và tuyết tùng đỏ phương Tây.
Họ nhận thấy cây bụi bêri franchetii với lá mọc dày và nhiều lông đạt hiệu quả hấp thụ ô nhiễm cao hơn ít nhất 20% so với các loại cây bụi khác tại các con đường đông xe cộ qua lại.
Theo các chuyên gia, một khóm cây bụi bêri dài 1 mét có thể hấp thụ lượng khí ô nhiễm trải dài hàng trăm km do một chiếc xe hơi thải ra trong vòng một tuần.
Trưởng nhóm nghiên cứu tại RHS, Tiến sĩ Tijana Blanusa cho biết: "Trên những đại lộ chính của thành phố có mật độ giao thông dày đặc, chúng tôi nhận thấy rằng những loài có tán lá rậm rạp hơn, mặt lá xù xì và nhiều lông như bêri là hiệu quả nhất". Bà khẳng định trong thời gian 7 ngày, một hàng rào cây bêri dài 1 mét được chăm sóc tốt có thể hấp thụ lượng ô nhiễm tương đương với lượng phát thải của một chiếc xe hơi chạy 800 km.
Bà Blanusa cho biết cây bụi bêri chính là loại cây lý tưởng để trồng dọc các tuyến đường đông xe cộ tại những điểm nóng về ô nhiễm.
Nghiên cứu trên của RHS nhằm mục đích giảm bớt các vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí, lũ lụt và sóng nhiệt, đồng thời thúc đẩy lợi ích của trồng vườn và không gian xanh.
Kết quả khảo sát trên 2.056 tình nguyện viên của RHS cho thấy có đến 33% người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí. Trong đó, chỉ có 6% tình nguyện viên đang thực hiện các biện pháp tích cực tại vườn của họ để giảm bớt ô nhiễm không khí.
Theo khảo sát của hãng thăm dò YouGov, khoảng 86% người được hỏi bày tỏ quan tâm đến các vấn đề môi trường, trong khi 78% lo lắng về biến đổi khí hậu. RHS hy vọng sẽ khai thác mối quan tâm đó để khuyến khích mọi người tìm cách cải thiện môi trường tại vườn nhà.
Giáo sư Alistair Griffiths, giám đốc một tổ chức từ thiện cho biết: "Chúng tôi liên tục phát hiện các loại ‘siêu thực vật’ mới với đặc tính độc đáo. Khi kết hợp chúng với các thảm thực vật khác sẽ mang lại lợi ích nâng cao, cũng như cung cấp môi trường sống cần thiết cho động vật hoang dã".
Giáo sư Griffiths cho hay thường xuân phủ tường có ưu điểm trong việc làm mát các tòa nhà, trong khi táo gai và thủy lạp giúp giảm bớt sức xối của mưa mùa hè và giảm lũ lụt cục bộ.
-
TTO - Liên quan đến vụ 12 giảng viên cùng khoa xin nghỉ việc (Tuổi Trẻ ngày 27-2), phóng viên Tuổi Trẻ đã gặp TS Nguyễn Thị Phương Mai - trưởng khoa Hàn Quốc học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM).
-
TTO - Hàng loạt địa phương đang điều chỉnh bảng giá đất nhưng các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh, cần cân nhắc để doanh nghiệp (DN) một số ngành hồi phục, phát triển để thu lâu dài.
-
TTO - Sáng nay 2-3, Bộ Y tế thông báo tiếp tục ghi nhận 11 ca mắc COVID-19 mới, cả 11 người đều ở Hải Dương, Bên cạnh đó, nguy cơ vẫn còn ca bệnh lây chéo trong khu cách ly.
-
TTO - Một tuần qua bạn đọc liên tục đề xuất hiến kế cách để trị karaoke từ nhẹ đến nặng, "lấy độc trị độc", hát càng to phạt càng to, nặng nhất là cấm tiệt đi, ngoan cố cho ra tòa luôn. Cấm loa kẹo kéo hay không? Cấm luôn karaoke tự phát hay không?
-
TTO - Ông Cao Minh Chu, giám đốc Sở Y tế Cần Thơ và bà Bùi Thị Lệ Phi, nguyên giám đốc Sở Y tế Cần Thơ, bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố do sai phạm trong đấu thầu.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận