Phóng to |
Hình ảnh do NASA công bố cho thấy bề mặt mặt trăng Enceladus của sao Thổ nhìn từ tàu thăm dò Cassini. Ảnh: AP |
Những hình ảnh gây sửng sốt do tàu thăm dò Cassini chụp từ mặt trăng Enceladus của sao Thổ cho thấy rằng nước ở dạng lỏng có thể hình thành ở bên ngoài Trái đất.
Hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý rằng các thành phần cần cho sự sống bao gồm nước ở dạng lỏng và nguồn nhiệt ổn định. Tuy nhiên, bằng chứng về số lượng lớn nước ở dạng lỏng trên các vật thể ngoài Trái đất thường là gián tiếp và trên căn cứ suy luận, dựa trên các phân tích những tảng đá và các dữ liệu khác của các nhà khoa học.
Các nhà khoa học cho biết tàu thăm dò Cassini gần đây đã chụp được những hình ảnh độ phân giải cao cho thấy các cột nước ngầm và mảnh băng vụn ở cực nam của mặt trăng Enceladus. Những hình ảnh này không thể hiện nước ở dạng lỏng nhưng các nhà khoa học tin rằng băng và hơi nước phải được hình thành từ các hồ chứa ngầm.
Torrence Johnson, một nhà khoa học phụ trách tàu Cassini của NASA cho biết những hình ảnh này đã lần đầu tiên cung cấp cho các nhà khoa học bằng chứng về nước ở dạng lỏng trên bề mặt một thực thể khác ngoài Trái đất.
Từ phát hiện này, một số nhà khoa học cho rằng nên thêm Enceladus vào danh sách ít ỏi các hành tinh trong Hệ mặt trời có thể có sự sống bên ngoài Trái đất. Sự sống này có thể là những vi khuẩn hoặc các tổ chức sinh vật nguyên thủy có khả năng tồn tại trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt.
Sao Thổ cách Trái đất khoảng 1,3 tỉ km. Mặt trăng Enceladus của sao Thổ có đường kính 502 km, là vật thể sáng nhất trong Hệ mặt trời. Theo ghi nhận của các nhà khoa học, mặt trăng này đã biến đổi rất tích cực về địa lý và cực Nam của nó đang ấm lên một cách bất thường (hiện là -1830C, cao hơn 200C so với khu vực lân cận).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận