Phóng to |
Bọt biển Neptune’s Cup - Ảnh: DHI Group |
Theo trang mongabay.com, các chuyên gia nghiên cứu sinh vật biển tại ĐH Quốc gia Singapore phối hợp Nhóm tư vấn môi trường DHI, Đan Mạch đã tái phát hiện loài bọt biển kỳ lạ trên.
Loài bọt biển này có tên gọi Neptune’s Cup, tên khoa học Cliona patera. Dù mẫu vật bọt biển mới tái phát hiện nhỏ, cao khoảng 1m nhưng các nhà khoa học cho rằng chiều cao của loài này có thể đạt tới 1,5m và đường kính phần trên của bọt biển - có hình dạng như chiếc bồn tắm - cũng khoảng 1,5m.
Thông tin trên trang straitstimes.com cho hay bọt biển Neptune’s Cup có thể được tìm thấy tại các vùng biển ở Singapore, Thái Lan, Indonesia và Úc.
Phóng to |
Trước đây, con người khai thác bọt biển Neptune’s Cup để làm bồn tắm cho trẻ em - Ảnh: mongabay.com |
Loài bọt biển này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1822 tại Singapore. Tuy nhiên, cấu trúc độc đáo của bọt biển Neptune’s Cup đã làm mê hoặc con người, dẫn tới bị khai thác quá mức và sắp tuyệt chủng. Các báo cáo cho biết bọt biển Neptune’s Cup được nhìn thấy lần cuối cùng vào năm 1908 tại vùng biển Indonesia.
Bất ngờ vào năm 1990, mẫu vật bọt biển Neptune’s Cup đã chết được phát hiện trong lưới vét ở vùng biển miền bắc nước Úc, qua đó cung cấp tia hi vọng loài này vẫn còn tồn tại.
Mãi cho tới hôm nay, các nhà khoa học thật sự kinh ngạc khi tái phát hiện bọt biển Neptune’s Cup. “Giờ đây chúng tôi có cơ hội nghiên cứu vòng đời sinh trưởng của loài bọt biển này” - nhà sinh vật học Karenne Tun, làm việc tại Nhóm tư vấn môi trường DHI, nói trong một thông cáo báo chí.
Trải qua quá trình tiến hóa 150 triệu năm, các loài bọt biển - động vật không xương sống thường “neo” mình dưới đáy biển, thức ăn của chúng là những sinh vật phù du theo dòng nước.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận