14/05/2025 07:27 GMT+7

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Sau khi tiêu diệt tế bào người, Entamoeba histolytica 'đội lốt' các tế bào này để tránh bị hệ miễn dịch phát hiện. Nó đang ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm và gây ra 70.000 ca tử vong.

ký sinh trùng - Ảnh 1.

Hình ảnh cho thấy E. histolytica (màu xanh lá cây) tấn công tế bào T của con người (tế bào bạch cầu) - Ảnh: GS Katherine Ralston

Các nhà khoa học tại Đại học California (Mỹ) vừa có phát hiện đột phá về cơ chế hoạt động của một loại ký sinh trùng nguy hiểm có khả năng hóa lỏng nội tạng con người. 

Nghiên cứu do giáo sư Katherine Ralston, chuyên gia vi sinh học dẫn đầu, đã làm sáng tỏ bí ẩn về cách thức loài ký sinh trùng này tấn công cơ thể người.

Loại ký sinh trùng đơn bào có tên khoa học "Entamoeba histolytica" này hiện đang ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm và gây ra 70.000 ca tử vong. Điều đặc biệt là nó có khả năng tiêu diệt tế bào người và sau đó "đội lốt" các tế bào đã chết để tránh bị phát hiện bởi hệ thống miễn dịch.

Theo nghiên cứu, ký sinh trùng này thường xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa khi ăn phải thực phẩm hoặc nước bị nhiễm bẩn. Mặc dù phần lớn các ca nhiễm trùng chỉ gây tiêu chảy, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể gây tử vong bằng cách ăn mòn ruột già, hóa lỏng gan và thậm chí tấn công não bộ và phổi.

Khác với giả thuyết trước đây cho rằng ký sinh trùng tiêm chất độc vào tế bào người, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng chúng thực sự "cắn" từng mảnh nhỏ của tế bào thông qua quá trình được gọi là "trogocytosis" - một quá trình sinh học trong đó các tế bào lấy đi một phần màng tế bào hoặc các phân tử từ tế bào khác thông qua tiếp xúc trực tiếp. 

Sau khi "ăn" các tế bào, chúng sử dụng phần còn lại như một lớp ngụy trang để đánh lừa hệ miễn dịch.

Để nghiên cứu sâu hơn về cơ chế này, nhóm của giáo sư Ralston đã xây dựng một "thư viện RNAi" cho phép họ nghiên cứu từng gene trong tổng số 8.734 gene đã biết của ký sinh trùng. 

Bằng cách sử dụng công nghệ chỉnh sửa gene, các nhà khoa học có thể đánh dấu protein bên trong ký sinh trùng bằng các chất phát huỳnh quang để theo dõi hoạt động của chúng.

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch - Ảnh 3.Ký sinh trùng dài gần 10cm ‘trú ẩn’ trong mắt

Đến thăm khám trong tình trạng đau nhức mắt kéo dài, chảy nước mắt liên tục, ngứa râm ran, người phụ nữ bất ngờ khi các bác sĩ tìm thấy ký sinh trùng dài gần 10cm ‘trú ẩn’ trong mắt.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên