06/10/2015 09:48 GMT+7

Vui mừng với 200 loài mới

HUỲNH PHƯƠNG
HUỲNH PHƯƠNG

TTO - “Tôi thật sự vui mừng và bất ngờ trước số lượng lớn các loài mới được phát hiện trong thời gian ngắn qua” - giám đốc điều hành Ravi Singh làm việc tại WWF Ấn Độ cho biết.

Một loài khướu đất hung mới - Ảnh: WWF
Một loài khướu đất hung mới - Ảnh: WWF

Báo cáo vừa công bố ngày 5-10 của Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) cho biết trong giai đoạn 2009-2014, các nhà khoa học phát hiện hơn 200 loài sinh vật mới tại khu vực vùng núi đông Himalaya.

Theo đó, qua nghiên cứu và khảo sát thu thập mẫu, các nhà khoa học WWF phát hiện 133 loài thực vật, 39 loài động vật không xương sống, 26 loài cá, 10 loài lưỡng cư, 1 loài bò sát, 1 loài chim và 1 động vật có vú.

Phát hiện cho thấy vùng núi đông Himalaya nổi bật lên là một trong những địa điểm đa dạng sinh học nhất trái đất. Vị trí địa lý vùng núi đông Himalaya trải dài từ Vương quốc Bhutan tới đông bắc Ấn Độ, xa hơn nữa về phía bắc Myanmar, Nepal và phần lãnh thổ phía nam khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc.

“Tôi thật sự vui mừng và bất ngờ trước số lượng lớn các loài mới được phát hiện trong thời gian ngắn qua” - giám đốc điều hành Ravi Singh làm việc tại WWF Ấn Độ cho biết.

Đang chú ý trong số các loài mới là cá lóc có vảy óng ánh màu xanh lam ở các con sông Tây Bengal (Ấn Độ). Loài cá lóc này có thể trườn chậm trên cạn, sống và tồn tại trên cạn trong 4 ngày. Ngoài ra, còn phải kể đến loài khỉ mũi hếch biết hắt hơi mỗi khi trời mưa ở các khu rừng hẻo lánh Myanmar.

Tuy nhiên, báo cáo WWF nhấn mạnh hệ sinh thái tại vùng núi đông Himalaya đang bị đe dọa, chỉ còn khoảng 25% môi trường sống còn giữ được hoang sơ. Các vấn đề gồm tăng trưởng dân số, nạn phá rừng, chăn thả gia súc, săn bắn trộm, buôn bán thương mại động vật hoang dã, ô nhiễm môi trường, khai thác mỏ và thủy điện đã tác động và gây áp lực lên hệ sinh thái mong manh khu vực trên.

“Thách thức đặt ra hiện nay là làm thế nào để bảo tồn các loài mới này và các loài mới còn “ẩn mình” đâu đó trước nguy cơ chúng có khả năng “biến mất” trong tự nhiên”, báo cáo WWF nhất mạnh.

Cá lóc có vảy xanh lam óng ánh mới được phát hiện tại Ấn Độ - Ảnh: WWF
Cá lóc có vảy xanh lam óng ánh mới được phát hiện tại Ấn Độ - Ảnh: WWF
Ếch Leptobrachuium Bompu tại Ấn Độ có mắt màu xám xanh nổi bật - Ảnh: WWF
Ếch Leptobrachuium Bompu tại Ấn Độ có mắt màu xám xanh nổi bật - Ảnh: WWF
Rắn pitviper Himalaya mới có hoa văn vàng, nâu đỏ, cam xen lẫn - Ảnh: WWF
Rắn pitviper Himalaya mới có hoa văn vàng, nâu đỏ, cam xen lẫn - Ảnh: WWF
Loài khỉ mũi hếch quý hiếm Rhinopithecus strykeri ở Myanmar - Ảnh: WWF
Loài khỉ mũi hếch quý hiếm Rhinopithecus strykeri ở Myanmar - Ảnh: WWF
Impatiens lohitensis - một trong 133 loài thực vật mới phát hiện ở đông Himalaya - Ảnh: WWF
Impatiens lohitensis - một trong 133 loài thực vật mới phát hiện ở đông Himalaya - Ảnh: WWF
HUỲNH PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên