"Hạt ma" nhìn dưới kính hiển vi. Các nhà khoa học nói nó có thể là một quả bóng được người ngoài hành tinh dùng để di chuyển nhưng đã bị xẹp - Ảnh: ĐH Sheffield |
Theo các nhà nghiên cứu tại ĐH Sheffield và Trung tâm sinh vật học vũ trụ ĐH Buckingham (Anh), họ phát hiện một cấu trúc lạ ở bên ngoài khí quyển có thể chứa sinh vật ngoài hành tinh cực nhỏ.
Họ đặt tên cho nó là "hạt ma", nói nó không giống bất kỳ thứ gì tương tự từng được tìm thấy trên Trái đất và đang trong tình trạng hoàn toàn nguyên sơ.
Zee News ngày 19-1 đưa tin "hạt ma" được tìm thấy khi các nhà khoa học đưa dụng cụ lên tầng bình lưu - nằm bên trên bầu khí quyển Trái đất 27 km, để kiểm tra mảnh vỡ vũ trụ.
Milton Wainwright - nhà nghiên cứu tại Trung tâm sinh vật học vũ trụ ĐH Buckingham, cho biết "hạt ma" to bằng sợi tóc người, là một tổ chức sinh học có hình dáng như một chiếc khăn voan khi quan sát dưới kính hiển vi. Nó dường như là một quả bóng nhưng đã bị xẹp.
"Chúng tôi đoán rằng trong môi trường của mình, "hạt ma" này là một quả bóng sống mà một sinh vật ngoài hành tinh cực nhỏ dùng để bay lơ lửng trên không hoặc trôi trên vùng biển của một môi trường không gian mà chúng ta chưa xác định được", ông nói thêm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận