14/07/2013 10:07 GMT+7

Phát hiện hành tinh xanh đầu tiên ngoài hệ mặt trời

TƯỜNG VY
TƯỜNG VY

TTO - Lần đầu tiên các nhà thiên văn học phát hiện một hành tinh có màu bên ngoài hệ mặt trời, cách Trái đất khoảng 63 năm ánh sáng.

NHNJBVPq.jpgPhóng to
Ảnh minh họa hành tinh xanh do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cung cấp - Ảnh: AP

Theo các nhà thiên văn học, họ phát hiện ra hành tinh này nhờ dùng kính viễn vọng Hubble và đã đặt tên cho nó là 189733B. Đây là một hành tinh khí có màu xanh nhìn giống như Trái đất.

Tuy nhiên màu xanh của Trái đất nhìn từ không gian là do các đại dương, còn màu xanh của hành tinh mới được tạo ra bởi một bầu không khí hỗn loạn gồm các hạt silicate phân tán ánh sáng màu xanh.

189733B được tìm thấy lần đầu vào năm 2005, thuộc lớp hành tinh khí khổng lồ được gọi là "các sao Mộc nóng" có quỹ đạo gần với ngôi sao mẹ. Nó có nhiệt độ ban ngày khoảng 1.000 độ C - độ nóng khiến đá bốc hơi, cùng những trận “mưa thủy tinh” kèm gió giật lên đến 7.250km/giờ.

TƯỜNG VY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên