31/10/2013 20:25 GMT+7

Phát hiện hành tinh ngoài Thái Dương hệ giống trái đất nhất

TRÙNG DƯƠNG (Theo AP)
TRÙNG DƯƠNG (Theo AP)

TTO - Các nhà khoa học vừa phát hiện một hành tinh nằm ngoài Thái Dương hệ, giống với trái đất nhất. Đây là ngoại hành tinh đầu tiên được biết đến có kích thước và khối lượng tương tự trái đất.

BG0Ssqb8.jpgPhóng to

Hình ảnh so sánh ngoại hành tinh Kepler-78b với Trái đất - Ảnh: AP

Ngoại hành tinh này có tên là Kepler-78b, nằm ngoài Thái Dương hệ. Kepler-78b xoay quanh ngôi sao chủ thuộc chòm sao Cygnus, và cách đó khoảng 1,5 triệu km. Khoảng cách này chỉ bằng 1% so với khoảng cách từ trái đất đến Mặt trời. Vì thế, quỹ đạo của nó quay quanh ngôi sao chủ chỉ mất khoảng 8 giờ rưỡi.

Thành phần cấu tạo của Kepler-78b bao gồm: sắt và đá, tương tự như trái đất. Vì vậy, khối lượng của nó cũng chênh lệch rất ít so với trái đất. Khối lượng của Kepler-78b lớn hơn trái đất 1,8 lần, kích thước của nó cũng hơn trái đất khoảng 20%, với đường kính khoảng 14.806km. Tuy nhiên, nhiệt độ trên bề mặt của ngoại hành tinh này rất nóng, lên đến 2.000 độ C.

Kepler-78b được phát hiện bởi kính viễn vọng không gian Kepler của NASA. Tính đến nay, kính viễn vọng Kepler đã phát hiện được 3.500 “ứng cử viên” hành tinh giống trái đất, trong đó có hơn 1.000 hành tinh nằm ngoài thái dương hệ.

Tuy nhiên, những ngoại hành tinh này có kích thước hoặc khối lượng tương tự trái đất, nhưng với Kepler-78b là ngoại hành tinh đầu tiên được biết đến có điểm tương đồng với trái đất về hai đặc điểm trên, và thành phần cấu tạo lõi của nó cũng tương tự với trái đất.

Phát hiện hành tinh Kepler-78b là một bước tiến mới trong quá trình nghiên cứu các hành tinh giống trái đất.

TRÙNG DƯƠNG (Theo AP)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên