Theo ông, cần đấu giá mỏ than để đem lại hiệu quả cao nhất.
TKV lại đòi giảm thuếBán than cho điện,TKV kêu lỗ 8.000 tỉ đồng
Phóng to |
Công nhân ở Tập đoàn TKV sàng, tuyển than để chuyển đi xuất khẩu - Ảnh: THANH HƯƠNG |
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Cung nói:
- Việc TKV lỗ không phải là việc cần giải quyết của bộ trưởng, càng không phải là việc của Thủ tướng, mà là trách nhiệm của hội đồng thành viên, ban tổng giám đốc TKV. Thuế, phí... cần phải hiểu là môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp phải chấp nhận và tìm cách vẫn đảm bảo hiệu quả trong môi trường đó.
"Tôi nghĩ Chính phủ cứ thử một lần, nếu TKV kêu lỗ thì nói ngay đến việc thay chủ tịch, tổng giám đốc xem họ sẽ thế nào " |
- Việc kêu của doanh nghiệp là bình thường vì chẳng tội gì họ không kêu. Họ cũng biết Chính phủ và chính quyền địa phương sợ gì, nên mỗi khi kêu, các doanh nghiệp nhà nước ở VN luôn tìm đúng những điều Nhà nước “sợ” để gây sức ép để yêu cầu của họ được đáp ứng. Nếu cứ làm theo lợi ích doanh nghiệp, trong thuật ngữ kinh tế người ta gọi là bị doanh nghiệp “bắt cóc bỏ túi”. Việc đảm bảo việc làm cho công nhân là nghĩa vụ của doanh nghiệp vì đã ký hợp đồng với công nhân rồi. Nếu phá hợp đồng, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ với công nhân.
Ngoài ra, Nhà nước quản lý TKV với vai trò là chủ sở hữu, thì cũng giống như những nhà đầu tư khác, chỉ cần giao trách nhiệm cho lãnh đạo doanh nghiệp phải đạt những chỉ tiêu kinh doanh. Nếu không đạt, việc đầu tiên tính đến là thay lãnh đạo. Tôi nghĩ Chính phủ cứ thử một lần, nếu TKV kêu lỗ thì nói ngay đến việc thay chủ tịch, tổng giám đốc xem họ sẽ thế nào. Tôi tin lãnh đạo doanh nghiệp sẽ phải thật sự tìm cách, thật sự tuyển những người tài vào làm, thay vì chỉ kêu, xin giảm thuế mà bản chất là đẩy tất cả cho dân chịu.
* TKV hiện khai thác than, không phải mất nguyên liệu, bán giá trung bình được tới khoảng 1,9 triệu đồng/tấn. Nên mức thuế 20% không phải là cao?
- Ta không nên bàn đến mức thuế đó cao hay thấp, mà mức thuế đó Nhà nước đã ấn định, đó đã trở thành môi trường chung mà mọi doanh nghiệp đều phải chịu và phải tính toán để làm sao tồn tại. Với chủ trương hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô thì mức thuế cao là cần thiết. Những nhà khai thác khoáng sản nên tính toán để có thể chịu một mức thuế cao hơn nữa.
* TKV công nhận trong công văn gửi Thủ tướng rằng giá than xuất khẩu đã giảm 25-40%. Thế nhưng họ vẫn đề nghị giảm thuế, phải chăng họ muốn bán rẻ tài nguyên đi?
- Giá giảm là mốc cần để các doanh nghiệp nhà nước cắt giảm chi phí, bộ máy. Hoạt động theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp cần phải tự thích ứng với các điều kiện khắc nghiệt. Không thể cứ gặp khó là yêu cầu Nhà nước tháo gỡ, rồi bản thân không chịu thay đổi gì cả. Về bản chất, doanh nghiệp nào cũng muốn có lãi, bằng cách này hay cách khác. Nhà nước phải kiên định những mục tiêu của mình, nhất là năm 2015 VN đã phải nhập khẩu than. Và mấy năm tới, có thể chúng ta sẽ phải nhập với giá cao hơn rất nhiều giá đang bán hiện nay.
* Theo ông, với ngành than có nên cho các nhà đầu tư khác vào khai thác mỏ?
- Xăng, dầu, điện... khi còn cơ chế độc quyền đều gây ra những điều người dân khó chấp nhận, và không ít trường hợp cho thấy quyền lợi của người dân đã không được đề cao. Vì vậy, quan điểm của tôi: than là tài sản quốc gia, khai thác bán đi là hết. Vì vậy, cần cho đấu thầu, đấu giá quyền khai thác để Nhà nước có thể thu được nguồn lực tối đa, thay vì chỉ giao cho một doanh nghiệp khai thác. Đấu giá cũng để minh bạch trong quản lý, giá cả. Đây cũng là cách công bằng nhất để tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Quan trọng hơn, khi đấu giá quyền khai thác mỏ, điều dễ nhận ra là Nhà nước sẽ không chỉ huy động được năng lực của TKV mà còn có thể huy động năng lực của nhiều doanh nghiệp khác. Cần chọn theo cách có lợi nhất cho quốc gia. Không nên ngay từ đầu lại xác định chỉ một ông TKV mới lo được than cho đất nước. Tổng cục Năng lượng với vai trò quản lý nhà nước thay vì mặc định nên cho TKV khai thác thì phải nghĩ làm sao huy động được nhiều nguồn lực để đảm bảo nhu cầu than tốt nhất, chứ không nên chỉ phụ thuộc vào một doanh nghiệp.
Cơ chế thị trường không nên giao cho một người mà phải nhiều người để tạo áp lực cạnh tranh, độc quyền thì ngành đó khó phát triển hết tiềm năng. TKV kêu không đủ vốn để đầu tư tăng năng lực thì tốt nhất nên để tư nhân, các nhà đầu tư nước ngoài vào. Hãy đưa ra tiêu chí, không nên mặc định chỉ TKV làm được, than không phải là mặt hàng quá nhạy cảm mà chỉ doanh nghiệp nhà nước mới có thể làm. Các hoạt động như bóc dỡ đất đá cho TKV cũng cần được đấu thầu công khai. Nếu cứ nghĩ theo tư duy cũ, chỉ cho EVN làm điện thì chắc giờ VN không thể đủ điện để dùng.
Cần theo cơ chế thị trường * Hiện TKV đang phân bổ sản lượng khai thác cho các đơn vị thành viên. Điều này ngoài khả năng xin - cho, còn không khuyến khích đơn vị có giá thành thấp nhất khai thác nhiều nhất? - Trong thời điểm khó khăn mà không cơ cấu, giảm giá thành mà vẫn giữ kiểu phân bổ thì chứng tỏ họ không chịu áp lực đủ lớn để giảm giá, có lãi bằng chính biện pháp quản trị doanh nghiệp. Nếu áp lực đủ mạnh thì họ sẽ phải tính việc sử dụng các nguồn lực. Việc giao chỉ tiêu theo hiệu quả có thể dẫn đến có doanh nghiệp con phải đóng cửa, đó cũng là điều bình thường trong cơ chế thị trường thực thụ, lúc khó khăn phải đóng lại chỗ kém hiệu quả để toàn cục tốt lên. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận