Pakistan tấn công trả đũa Ấn Độ, phá hủy kho tên lửa BrahMos

Ngày 10-5, quân đội Pakistan tố Ấn Độ phóng thêm một loạt tên lửa nhắm vào ba căn cứ không quân của họ, và họ đã đáp trả.

Trang ANI News ngày 10-5 đăng video này lên X với dòng chú thích: "Theo các nguồn tin quốc phòng, quân đội Ấn Độ đóng quân gần khu vực Jammu đã phá hủy các chốt quân sự của Pakistan và các bệ phóng được dùng để phóng máy bay không người lái" - Nguồn: ANI NEWS

Ấn Độ tuyên bố "đáp trả" tất cả cuộc tấn công của Pakistan

Chia sẻ với Đài CNN, một quan chức Ấn Độ cho biết nước này đang phản ứng với các cuộc tấn công của Pakistan.

"Các lực lượng vũ trang Ấn Độ đang đáp trả một cách thích hợp tất cả các cuộc tấn công của Pakistan", quan chức này nói.

Quân đội Pakistan trước đó tuyên bố đã tấn công nhiều mục tiêu ở Ấn Độ và vùng Kashmir do Ấn Độ quản lý, sau khi Ấn Độ phóng thêm một loạt tên lửa nhắm vào ba căn cứ không quân của Islamabad.

Thủ tướng Pakistan họp khẩn 

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif đã triệu tập cuộc họp của Cơ quan Chỉ huy quốc gia - cơ quan ra quyết định cao nhất của nước này về các vấn đề chính sách hạt nhân và tên lửa.

Ông triệu tập cuộc họp sau khi Islamabad phát động chiến dịch quân sự chống lại Ấn Độ.

Pakistan phát động chiến dịch trả đũa

Khói bốc lên sau một vụ nổ lớn ở khu vực Dibber, Udhampur (thuộc Kashmir do Ấn Độ quản lý) - Nguồn: ANI NEWS

CNN dẫn nguồn tin quân đội Pakistan cho biết họ đã phát động chiến dịch chống lại Ấn Độ để trả đũa "hành động gây hấn" của New Delhi.

"Pakistan đáp trả!!" - quân đội tuyên bố, gọi hành động trả đũa của họ là "Chiến dịch Bunyanun Marsoos".

Chiến dịch này được đặt tên theo một câu kinh Quran có nghĩa là "bức tường không thể phá vỡ".

"Khu vực lưu trữ tên lửa BrahMos đã bị phá hủy", quân đội Pakistan thông báo vào sáng 10-5 theo giờ địa phương, đồng thời nói thêm các cuộc tấn công vào nhiều địa điểm khác đang diễn ra.

Pakistan - Ảnh 3.

Một sĩ quan hải quân đi ngang qua hệ thống BrahMos trong buổi diễn tập cho cuộc diễu binh Ngày Cộng hòa ở New Delhi, Ấn Độ hôm 20-1 - Ảnh: REUTERS

Tên lửa BrahMos là tên lửa siêu thanh có tầm bắn tối đa 800km, có thể phóng từ tàu ngầm, tàu chiến và máy bay chiến đấu.

Loại tên lửa này được phát triển bởi BrahMos Aerospace - liên doanh giữa Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và Viện Thiết kế tên lửa NPO Mashinostroyeniya của Nga. Tên "BrahMos" là sự kết hợp từ tên của hai con sông: sông Brahmaputra ở Ấn Độ và sông Moskva ở Nga.

Pakistan tấn công trả đũa Ấn Độ, phá hủy kho tên lửa BrahMos - Ảnh 2.

Lực lượng an ninh phong tỏa một con đường gần căn cứ không quân Nur Khan, sau cuộc tấn công của Ấn Độ vào thành phố Rawalpindi, Pakistan ngày 10-5 - Ảnh: AFP

Pakistan còn cho biết họ đã tấn công sân bay Pathankot của Ấn Độ và cơ sở không quân Udhampur.

Quân đội Pakistan nói trong cuộc trả đũa "ăn miếng trả miếng" này, họ đã nhắm mục tiêu vào các căn cứ không quân của Ấn Độ mà New Delhi đã dùng để phóng tên lửa vào Pakistan.

Ấn Độ "tấn công bằng tên lửa" nhắm vào 3 căn cứ không quân Pakistan

Pakistan - Ảnh 1.

Nhiều vụ nổ tại các căn cứ không quân Pakistan - Ảnh chụp màn hình Economic Times

Trước đó, theo Hãng tin AFP, phát biểu trên truyền hình quốc gia, người phát ngôn quân đội Pakistan Ahmed Sharif Chaudhry nói rằng Ấn Độ đã "tấn công bằng tên lửa" nhắm vào 3 căn cứ không quân.

Ông cho biết phần lớn tên lửa đã bị đánh chặn và "không có phương tiện bay nào" bị hư hại.

Một trong các căn cứ bị nhắm đến là căn cứ không quân Nur Khan ở thành phố Rawalpindi (tỉnh Punjab) - nơi quân đội Pakistan đóng quân. Căn cứ này chỉ cách thủ đô Islamabad khoảng 10km.

Người ta nghe thấy nhiều tiếng nổ ở khu vực thủ đô của Pakistan lúc trời đêm.

Căn cứ không quân này là nơi được dùng để tiếp đón các quan chức nước ngoài, và Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel Al-Jubeir đã rời đi chỉ vài giờ trước đó.

"Bây giờ các người chỉ cần chờ phản ứng của chúng tôi" - ông Chaudhry cảnh báo Ấn Độ.

Pakistan tấn công trả đũa Ấn Độ, phá hủy kho tên lửa BrahMos - Ảnh 4.

Lực lượng an ninh phong tỏa một con đường gần căn cứ không quân Nur Khan của Pakistan, sau cuộc tấn công của Ấn Độ ngày 10-5 - Ảnh: AFP

Hai quốc gia láng giềng Nam Á này đã giao tranh từ hôm 7-5, khi Ấn Độ tiến hành các cuộc không kích vào cái gọi là các địa điểm "khủng bố" trên lãnh thổ Pakistan, sau một cuộc tấn công khủng bố gây chết người vào khách du lịch ở phía Ấn Độ ở khu vực Kashmir hồi tháng trước.

Cuộc đụng độ có sử dụng tên lửa, máy bay không người lái và đấu súng dọc theo biên giới ở Kashmir đang tranh chấp. Đây là cuộc đụng độ tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ giữa hai nước, khiến hơn 50 thường dân thiệt mạng.

Pakistan - Ảnh 5.

Một thành viên lực lượng bán quân sự điều khiển súng khi canh gác tại cảng Karachi, Pakistan ngày 9-5 - Ảnh: REUTERS

Nhóm G7 và EU kêu gọi "xuống thang ngay lập tức"

Các ngoại trưởng nhóm G7 (gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ) cùng với Liên minh châu Âu (EU) đã ra tuyên bố chung kêu gọi Ấn Độ và Pakistan "kiềm chế tối đa" và "xuống thang ngay lập tức".

Họ nhấn mạnh: "Việc leo thang quân sự thêm nữa đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự ổn định của khu vực. Chúng tôi vô cùng lo ngại cho sự an toàn của dân thường ở cả hai bên.

Chúng tôi kêu gọi xuống thang ngay lập tức và khuyến khích cả hai nước tham gia đối thoại trực tiếp hướng tới hòa bình. Chúng tôi tiếp tục theo dõi chặt chẽ các sự kiện và bày tỏ sự ủng hộ của chúng tôi đối với một giải pháp ngoại giao nhanh chóng và lâu dài".

Pakistan đóng cửa không phận

Pakistan đã đóng cửa không phận của nước này đối với toàn bộ hoạt động hàng không vào ngày 10-5. Việc đóng cửa bắt đầu lúc 3h15 sáng theo giờ địa phương, áp dụng cho tất cả các chuyến bay dân sự ở nước này đến trưa cùng ngày.

Thông báo được đưa ra sau khi Pakistan cho biết Ấn Độ đã phóng tên lửa vào một số căn cứ quân sự quan trọng ở Pakistan.

Pakistan tố Ấn Độ tấn công tên lửa vào 3 căn cứ không quân - Ảnh 2.Ấn Độ - Pakistan, đôi bên đều giữ thể diện

Sau cuộc không kích của Ấn Độ vào lãnh thổ Pakistan ngày 7-5 khiến 31 người thiệt mạng, căng thẳng giữa hai cường quốc hạt nhân Nam Á đã leo thang nghiêm trọng với nguy cơ dẫn đến xung đột toàn diện.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên