![Ông Trump: cứu đất nước thì không phạm pháp - Ảnh 1. Ông Trump: cứu đất nước thì không phạm pháp - Ảnh 1.](https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/730/471584752817336320/2025/2/16/afp2025021436xu38gv3highresuspoliticseducationhealthtrump-17396674290441707946262.jpg)
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng ngay cả khi những gì ông đang làm rõ ràng vi phạm luật thì cũng không sao nếu là để cứu đất nước - Ảnh: AFP
Thông điệp này sau đó được tài khoản chính thức của Nhà Trắng đăng lại trên nền tảng X.
Phát ngôn của Tổng thống Trump phản ánh lập trường của ông trong bối cảnh đối mặt với những thách thức pháp lý, đồng thời thể hiện thông điệp mà ông muốn truyền tải đến cử tri Mỹ.
Theo Hãng tin Reuters, tuyên bố này tương tự lời của hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte. Nó cũng tương tự lý lẽ mà ông sử dụng khi cho rằng việc ông thoát chết sau 2 vụ ám sát để lên nắm quyền cường quốc số 1 thế giới là ý trời.
Tuyên bố này đã lập tức bị phe Dân chủ chỉ trích. "Ông ta nói như một nhà độc tài thực sự", Thượng nghị sĩ Adam Schiff của bang California, một đối thủ lâu năm của ông Trump, viết trên X.
Kể từ khi nhậm chức, ông Trump đã ban hành một loạt sắc lệnh gây tranh cãi và đang đối mặt với một số vụ kiện vì chiếm đoạt quyền lực của Quốc hội theo quy định trong Hiến pháp Mỹ.
Các sắc lệnh được cho là đã vượt quá quyền hạn thông thường của tổng thống Mỹ, như sa thải hàng loạt viên chức, làm tê liệt Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), đóng băng chi tiêu đã được Quốc hội phê duyệt. Nhiều chính sách của ông đã bị các thẩm phán đình chỉ tạm thời.
Cho đến nay đã có hơn 20 vụ kiện được đệ trình nhằm thách thức các sắc lệnh của chính quyền ông Trump. Trong đó có ít nhất 9 vụ liên quan đến nỗ lực của tổng thống nhằm chấm dứt quyền mặc nhiên sinh ra trên đất Mỹ là công dân Mỹ, một quyền được ghi trong Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Mỹ.
Theo báo New York Times, chính quyền của Tổng thống Donald Trump dường như đang thúc đẩy một phiên bản mở rộng của "lý thuyết hành pháp thống nhất" - một học thuyết pháp lý cho rằng Hiến pháp Mỹ nên được diễn giải theo hướng ngăn cản Quốc hội đặt ra bất kỳ giới hạn nào đối với quyền kiểm soát của tổng thống đối với nhánh hành pháp.
Tuyên bố ngày 15-2 của ông Trump dường như đi xa hơn khi cho rằng ngay cả khi những gì ông đang làm rõ ràng vi phạm luật thì cũng không sao nếu động cơ của ông là cứu đất nước.
Trong lịch sử Mỹ cũng có một số ít trường hợp các tổng thống vượt các giới hạn pháp lý, nhưng thường chỉ giới hạn trong phạm vi an ninh quốc gia.
Chẳng hạn tổng thống Richard Nixon - người từ chức để tránh bị luận tội trong vụ bê bối Watergate - từng tuyên bố rằng hành vi nghe lén và một số hành động khác của ông có thể bị xem là bất hợp pháp, nhưng được thực hiện nhằm bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa từ nước ngoài.
Và sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11-9-2001, tổng thống George W. Bush và phó tổng thống Dick Cheney đã vượt các giới hạn theo luật định về các vấn đề như tra tấn và giám sát, gây tranh cãi về quyền lực mà Hiến pháp trao cho tổng thống trong vai trò là tổng tư lệnh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận