Phóng to |
Ông Hoàng Minh Chính |
Những phát biểu tại Mỹ
Khi mới sang Mỹ được 30 ngày, ông Hoàng Minh Chính đã có bài phát biểu tại hội nghị họp mặt dân chủ 2005. Tại đây, ông nói: “Đất nước ta đứng ở đáy nhân loại trên mọi bình diện”.
“Xét về mặt yêu nước và tinh thần dân tộc thì chẳng một người yêu nước chân chính nào lại tự bôi nhọ đất nước mình, nhất là khi đang ở nước người. Lòng yêu nước phải bắt nguồn từ sự vun đắp dân tộc và sự xốc vác, cống hiến không ngừng cho tổ quốc. Vậy việc làm của ông Hoàng Minh Chính chẳng phải là đã quay lưng lại với chính dân tộc đã sinh ra và nuôi dưỡng ông sao? Dù gì đi nữa thì nếu không có đất nước VN thì liệu ông có được như ngày hôm nay hay không?”. |
Ông lên tiếng ủng hộ những tuyên bố của tổng thống Mỹ nhằm “tìm kiếm và hỗ trợ sự phát triển của các phong trào và thể chế dân chủ ở mọi quốc gia và mọi nền văn hóa, với mục tiêu cuối cùng là chấm dứt các chế độ chuyên chế trên thế giới”.
Chiều 28-9-2005, trao đổi với sinh viên, giáo sư tại Viện đại học Harvard, ông Chính phát biểu: “Các đầu tư phát triển quốc tế (FDI) và viện trợ phát triển (ODA) chẳng qua thực chất là làm đầy túi tham của đảng và chính quyền”.
Ông đề nghị: “Sự liên kết của đấu tranh giữa nhân dân trong nước với đồng bào hải ngoại và kết hợp với hỗ trợ quốc tế cần phải được đưa lên cấp độ cao hơn, mạnh mẽ và hữu hiệu hơn, ngõ hầu buộc chính quyền VN phải giảm hẳn và chấm dứt đàn áp dân chủ và tôn giáo”.
Sau đó một ngày, ông Hoàng Minh Chính cũng đã có bài phát biểu trước Ủy ban Ngoại giao quốc tế Hạ viện Mỹ, gặp dân biểu Ed Royce - phó chủ tịch ủy ban này, cùng các dân biểu của ủy ban. Ông Chính đã “tỏ lời chân thành nồng nhiệt nhất cảm ơn Ủy ban Ngoại giao quốc tế Hạ nghị viện Hoa Kỳ đã không ngớt lên tiếng đòi tự do tôn giáo ở VN”.
Nhưng trước câu hỏi của Đài BBC “dường như thanh niên ở các thành phố trong nước hiện nay có vẻ như không cảm thấy quá bức bách về vấn đề dân chủ, tự do tôn giáo”, ông Hoàng Minh Chính lại cho rằng đó không phải là ý kiến đại diện cho đa số đồng bào trong nước, khi mà có tới chừng 70% người dân trong nước là nông dân và lao động chân tay đang phải vật lộn mưu sinh.
Dư luận hải ngoại
Trên trang web tiếng Việt của đài BBC, một thính giả đề tên face2times (Đức) viết: “Mặc dù ông là người được đào tạo về mặt lý luận (viện trưởng Viện Triết học), nhưng theo tôi, từ giọng nói, cách sử dụng từ ngữ đến những lý lẽ ông đưa ra không làm cho người nghe có được sự tin tưởng, không thấy được sự khách quan trong những lời ông nói. Đây không phải là bài phát biểu của một người có quan điểm khoa học, lý luận. Khi nghe bài phỏng vấn này, tôi cảm thấy ông Chính giống như một người bị kích động đang nói lên ý nghĩ chủ quan của mình”.
Một thính giả khác ký tên Hai ở Garden Grove (Mỹ) viết: “Tại sao chuyện dân chủ hay không là chuyện nội bộ của VN mà ông Hoàng Minh Chính lại đi “điều trần” trước một ủy ban của Hạ viện Mỹ? Ông làm như vậy là tự nhiên cho một nước ngoài quyền quyết định đúng sai ở VN sao? VN đâu phải là một tiểu bang của Mỹ và ông Hoàng Minh Chính đâu phải là một công dân Mỹ?”.
Thính giả Hy Minh, San Diego (Mỹ): “Sau khi đọc hai bài diễn văn của ông Hoàng Minh Chính ở Harvard và Quốc hội Hoa Kỳ, tôi có cảm nghĩ ông Hoàng Minh Chính tố cáo hơi quá cực đoan và không vũ trang cho mình bằng chứng nào thiết thực để xác minh”.
|
Ông Hoàng Minh Chính có ý kiến khác với Nhà nước, đó là điều ai cũng biết cả. Nhưng chuyện ông Chính “kêu gọi” các tổ chức quốc tế ngừng hỗ trợ VN là ông Chính đã đồng nhất mình với những kẻ cực đoan, chống đối VN một cách mù quáng.
Không thể vì quan điểm khác đó mà sẵn sàng hùa theo những biện pháp thế giới từng sử dụng giờ đã lạc hậu rồi. Ngay cả Liên Hiệp Quốc bây giờ cũng ngần ngại không muốn sử dụng biện pháp đó, bởi vì làm vậy ảnh hưởng đến dân hơn ảnh hưởng đến chính phủ.
Mặt khác, nếu có ý kiến khác tại sao lại phải ra nước ngoài nói trong khi tốt nhất nên nói ở trong nước. Ông Chính tự đồng nhất mình với những luận điệu (cũ rích) từ những năm 1980. Cả chục năm nay có ai nói thế nữa đâu. Ngay cả trong lực lượng chống đối không còn ai kêu gọi như vậy.
Tại sao? Bởi đó là luận điệu vô cùng lạc hậu, luận điệu thời bao vây cấm vận VN khi VN bị cô lập chưa hội nhập. Bây giờ VN đang trên đường hội nhập lại đi lặp lại luận điệu ấy thì thật không giống ai cả.
Khách quan mà nói, ngay cả nghị viện châu Âu dù có thắc mắc về nhân quyền ở VN cũng không có nghị sĩ nào kêu gọi cắt viện trợ của EU cho VN.
Không thể có chuyện mình bất đồng với cách làm trong nước, chính phủ trong nước rồi lại đi đứng cùng hàng ngũ với những người kia chống đối VN một cách mù quáng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận