12/02/2019 16:55 GMT+7

Ông Duterte muốn đổi tên nước Philippines

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte muốn đổi tên nước này thành ‘Maharlika’ để xóa bỏ những vết tích còn lại của thời kỳ thuộc địa kéo dài 300 năm.

Ông Duterte muốn đổi tên nước Philippines - Ảnh 1.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - Ảnh: AFP

"Một ngày nào đó, chúng ta hãy thay đổi tên nước. Ông Marcos đã đúng. Ông ấy muốn thay đổi tên nước thành Maharlika bởi đó là một từ trong tiếng Mã Lai", Tổng thống Rodrigo Duterte phát biểu trong một sự kiện ở tỉnh Maguindanao hôm 11-2.

Theo Hãng tin Bloomberg, lời kêu gọi của ông Duterte làm nhớ lại mong muốn của cố lãnh đạo Philippines Ferdinand Marcos để đổi tên nước Philippines thành Maharlika.

Maharlika có nguồn gốc từ ngôn ngữ cổ, trong tiếng địa phương có nghĩa là quý tộc. Trước đây cũng từng có một tầng lớp Maharlika ở Philippines, theo trang Pilipino-Express.

Tên nước Philippines hiện tại bắt nguồn từ tên của Vua Tây Ban Nha Philip II. Philippines trải qua thời kỳ là thuộc địa của Tây Ban Nha suốt hơn 300 năm, từ thế kỷ 16 cho tới cuối thế kỷ 19.

Tuy nhiên, Chủ tịch Thượng viện Philippines, ông Tito Sotto, nói rằng ý tưởng của ông Duterte sẽ cần đến việc sửa đổi Hiến pháp và rất nhiều thay đổi khác. 

Ngoài mong muốn đổi tên nước, ông Duterte cũng muốn có những thay đổi trong Hiến pháp của Philippines và chuyển sang một chính phủ liên bang.

Cố Tổng thống Ferdinand Marcos - người bị lật đổ trong một cuộc nổi dậy hòa bình ở Philippines cách đây hơn 3 thập niên - là người đầu tiên đề xuất đổi tên nước Philippines nhằm thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc.

Giao chiến với khủng bố, binh sĩ Philippines thiệt hại nhiều hơn Giao chiến với khủng bố, binh sĩ Philippines thiệt hại nhiều hơn

TTO - Năm binh sĩ Philippines đã thiệt mạng trong cuộc giao chiến dữ dội với các tay súng Abu Sayyaf trong ngày hôm nay (2-2) ở tỉnh miền nam Sulu.

BÌNH AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên