Cả hai chủ đề của cô có lẽ phù hợp với người bạn đi cùng nên cô nói càng say, càng to.
Thấy tôi đeo tai nghe vào, cô không những không nhỏ lại mà còn lay tay tôi, rồi hỏi thăm làm quen. Tôi giả đau đầu, nhắm mắt lại.
Cô lại tiếp tục huyên thuyên với bạn cho đến khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
Một phụ nữ khác ở hàng ghế đối diện rút chân lên ngồi chồm hổm trên ghế. Tiếp viên người Thái tới nhắc bằng tiếng Việt, cô thả chân xuống, xong lại bỏ chân leo lên ghế ngay khi bạn ấy đi khỏi.
Thực ra, giữ lịch sự tối thiểu nơi công cộng không chỉ cho người khác mà quan trọng hơn là cho mình - để không tự biến mình thành "người kỳ dị" giữa đám đông.
Có những chuyến bay khác, tôi còn chứng kiến có khách đem nước uống vào khu vực chờ, uống dở rồi bỏ chỏng chơ lại ngay ghế ngồi chờ. Nếu lịch sự, nghĩ tới hành khách khác cũng như nhân viên vệ sinh sân bay, họ sẽ tự đi bỏ vỏ chai vào thùng rác.
Trên máy bay, trong rạp phim, không ít khách trẻ vô tư đá chân đạp mạnh vào ghế người ở hàng trên. Trong tiệm cà phê, không ít phụ huynh dắt theo con nhỏ và thả cho trẻ chạy khắp nơi, la hét, cười giỡn, còn bản thân ngồi bấm điện thoại hoặc gọi điện video để loa ngoài tám chuyện.
Nơi công cộng là không gian chung cho mọi người. Tự chốn ấy đã mặc nhiên có quy định bất thành văn: mỗi người phải ý tứ trong lời ăn tiếng nói, hành vi của mình. Đừng để chủ quán hay quản lý nơi ấy phải nhắc nhở (bằng lời hay bằng chữ) chứng tỏ đã có những người thiếu lịch sự làm phiền số đông còn lại.
Tôi nhớ hình ảnh những ông Tây thể hiện thái độ gay gắt với những người Việt đi ngược chiều. Đó là hành xử có lẽ cũng cần thiết trong một số trường hợp nguy hiểm cho người khác.
Khi cộng đồng không dám lên tiếng thì họ sẽ không bao giờ tỉnh ra, thậm chí nghĩ việc làm của mình là bình thường!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận