Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: REUTERS
Cuộc chiến chống tin giả đang bước vào giai đoạn mới. Giờ người Anh không còn muốn dùng chữ "tin giả" một cách chung chung nữa. Chữ "tin giả" sẽ không xuất hiện trong các tài liệu chính thức của quan chức hoặc khi nói về chính sách ở Anh nữa.
Thay vào đó, chính quyền kêu gọi các bộ trưởng sử dụng hai chữ "misinformation" hoặc "disinformation".
Cả hai từ này dịch sang tiếng Việt đều có thể hiểu là "thông tin sai lệch". Nhưng "misinformation" là chỉ thông tin sai lệch một cách tự nhiên, có thể do người nói hoặc người đọc hiểu sai vấn đề. Ngược lại "disinformation" để chỉ hành vi cố ý làm người khác hiểu sai.
Vì vậy có thể tạm dịch misinformation là "tin gây hiểu lầm" và disinformation là "tin cố tình gây nhầm lẫn".
Trên thực tế, hiện nay các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cũng có xu hướng dùng các cụm từ "tin gây hiểu lầm" và "tin cố tình gây nhầm lẫn" thay cho "tin giả".
Việc cấm dùng cụm từ "tin giả" bắt nguồn từ vụ điều tra liên quan tới "tin giả" mà Ủy ban phụ trách vấn đề kỹ thuật số, văn hóa, truyền thông và thể thao ở Anh dẫn đầu.
Ủy ban này muốn đề cập tới những nguy cơ sai lầm tiềm ẩn từ mạng xã hội, nghi sẽ ảnh hưởng tới các cuộc bầu cử. Người Anh lo lắng về nguy cơ này sau khi có những cáo buộc từ Mỹ cho rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 cũng như cuộc bỏ phiếu trưng cầu quyết định Anh rời Liên minh châu Âu (EU).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận