Phóng to |
Như loài xương rồng trên cát, giữa cuộc sống nhiều cám dỗ, bon chen không ít nữ sinh vấp ngã nhưng cũng rất nhiều người thành đạt và khẳng định được mình. (Ảnh: SaigonNews) |
Tiền bố mẹ gửi lên, tiền mua sách vở... Nga đổ nhiều vào các shop thời trang, cửa hàng mỹ phẩm. Lời hứa cố gắng học tập ngày đỗ đại học dần rơi vào quên lãng.
“Bẫy” thành phố
Không khác với Nga, Huyền cũng là dân tỉnh lẻ, đến từ một thành phố có tiếng là giàu có: Lào Cai. Bố giám đốc, mẹ kế toán ngân hàng, Huyền lại là con một nên cô muốn gì được nấy. Trong khi bạn bè đang chật vật dạy thêm, làm thêm thì mỗi tháng với 3 triệu đồng bố mẹ gửi cho, “em không biết tiêu vào đâu” như lời Huyền nói.
Thúy quê gốc Hà Tĩnh. Năm 10 tuổi cô theo bố mẹ vào vùng kinh tế mới Đăk Lăc. Thi Đại học ở TPHCM không đậu, Thúy khăn gói ra Hà Nội học trường Trung cấp kinh tế. Xinh xắn, tóc dài, da trắng lại có nét duyên đậm đà của con gái miền Trung nên không ít chàng “xin chết” dưới chân cô.
Trong một lần đi dự sinh nhật, Thúy lọt vào mắt xanh của một đại gia là chú ruột của cô bạn cùng lớp. Có tiền, ga lăng... nên gã đàn ông “đầu 5” đã khiến cô bé 18 xiêu lòng. Đến lớp với những bộ đầm sang trọng nhất, điện thoại xe máy đời mới... của “bồ già”, Thúy dã khiến không ít bạn bè thầm ganh tỵ.
Ai đứng vững, ai vấp ngã?
Bỏ lại sau lưng dáng mẹ bươn chải, bóng cha chạy rạc cả chân với luống cày, họ - những nữ sinh tỉnh lẻ bước chân lên thành phố học mang theo bao hy vọng của bạn bè, người thân. Giữa vòng quay khắc nghiệt của chốn thị thành ồn ào, ai đứng vững, ai vấp ngã giữa những thử thách, những cám dỗ cuộc đời?
Nga tâm sự: “Nhiều lúc về quê thấy bố mẹ chắt chiu từng đồng bạc lẻ, tự hứa với mình ra ngoài này sẽ phải chi tiêu giảm đi. Lúc đó thì quyết tâm lắm nhưng khi thấy bạn bè ra sức mua sắm thì bao nhiêu ý chí tan hết”.
Trượt dài trong những cuộc chơi thâu đêm, nghỉ học, nợ môn nhiều - Huyền bị xuống lớp. Xuống Hà Nội đưa con gái cưng về quê cai nghiện, bố mẹ Huyền vẫn không thể tin đó là sự thật.
Còn Thúy, sau khi “cho hết mình”, “gã Sở Khanh tóc bạc” cao chạy xa bay để lại trong cô một mầm sống đang lớn lên từng ngày. Bỏ học, Thúy vào miền Nam với bác. Cái giá đắt quá cho một cuộc tình thực dụng.
Ngoài những Nga, những Thúy, những Huyền vẫn còn những nữ sinh như Lam (khoa Báo chí - ĐHKHXH&NV) đến từ một vùng quê cách Hà Nội hàng trăm cây số. Có lẽ dải đất miền Trung nắng lắm mưa nhiều đã rèn cho cô gái xứ Nghệ này bản lĩnh kiên cường đến thế.
Bố mất sớm, mẹ đau ốm quanh năm, một mình cô phải tự bươn chải để sống và học tập. Ngày học ở trường, tối đi làm thêm đến 10, 11 giờ đêm sau dó lại cặm cụi ôn bài cũ, chuẩn bị bài mới - đó là nhịp sống thường nhật của em - cô sinh viên đầy nghị lực.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận