Ngày 24-11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói".
Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết: "Ước tính lượng phát thải của hoạt động nông nghiệp chiếm khoảng 43% tổng lượng phát thải quốc gia, tương đương 65-150 triệu tấn CO2/năm. Đòi hỏi cần nỗ lực kéo giảm phát thải khí nhà kính trong ngành nông nghiệp, hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050".
Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, thực tiễn đang đòi hỏi cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt thách thức về ô nhiễm môi trường. Đồng thời chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Những vấn đề nói trên đang ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Trà lời câu hỏi "trồng dâu theo vùng có thể được đo đếm và cấp giấy chứng nhận tín chỉ carbon" của ông Nguyễn Quốc Huy (nông dân Việt Nam xuất sắc 2023 - chủ tịch HĐQT, giám đốc HTX nấm Tam Đảo, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc), bộ trưởng cho rằng nếu đầu tư chuyên sâu, dùng phân hữu cơ, thuốc sinh học... áp dụng vào trồng dâu thì phát thải rất thấp, có tiềm năng bán tín chỉ carbon.
Sắp tới Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ hỗ trợ các địa phương, bà con hướng tới xây dựng các phương thức cấp chứng chỉ carbon với các diện tích trồng dâu nuôi tằm.
Với đề nghị "cần có phương án hạn chế lũ rừng từ thượng nguồn đổ về" của Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chương Mỹ (Hà Nội) Nguyễn Văn Lợi, bổ sung câu trả lời của cục trưởng, bộ trưởng cho biết sau bão số 3, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, đưa ra các giải pháp và giao Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành điều chỉnh vận hành liên hồ chứa, hồ thủy lợi quy mô lớn, trong đó có hồ thủy điện lớn như Thác Bà, Hòa Bình...
"Xả lũ tại các hồ chứa, đập thủy điện gây ra ngập úng ở hạ lưu là điều không ai mong muốn, nhưng đây là giải pháp hợp lý bảo đảm an toàn cho các hồ, đập và khả thi để đảm bảo mọi tình huống, an toàn cho tài sản và tính mạng cho người dân.
Đây là các giải pháp căn cơ và khả thi nhất, hạn chế thiệt hại xuống mức thấp nhất", Bộ trưởng Duy trả lời.
Nông dân hỏi về đất lâm trường không sử dụng
Trả lời câu hỏi của ông Võ Quang Huy, giám đốc Công ty TNHH Huy Long An (huyện Đức Huệ, Long An - nông dân Việt Nam xuất sắc đang sở hữu 1.000ha đất trồng chuối xuất khẩu), ông Mai Văn Phấn - cục trưởng Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - cho biết trong luật năm 2024, đất được nông lâm trường giao khoán đã được xử lý, nông dân giao có giấy tờ thì được nhà nước công nhận, không phải đấu giá.
Tuy nhiên, với tình trạng di cư tự do, việc sử dụng đất có điều khoản đi kèm, còn xử lý thấu đáo thì vẫn phải phân định ưu tiên hộ có giấy tờ, sau đó mới là các hộ di cư.
Liên quan đến đề nghị của bà Nguyễn Thị Biên (Thanh Hóa) mong muốn được hỗ trợ một cơ chế để tiếp cận diện tích đất nuôi thả ngao và các loài nhuyễn thể khác, ông Đào Trung Chính, cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho hay để mở rộng diện tích nuôi ngao, trước hết bà con cần nắm rõ được đâu là khu vực được quy hoạch nuôi trồng thủy sản, đồng thời khu vực đó có nằm quy hoạch của các dự án khác hay không.
Nếu bà Biên có mong muốn mở rộng diện tích nuôi ngao, ngoài xây dựng làm kho, bãi, khu nuôi ngao giống nhân giống thì Luật Đất đai năm 2024 có cho phép sử dụng một phần diện tích.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận