23/10/2019 16:45 GMT+7

Nợ ngập đầu, doanh nghiệp Trung Quốc giảm kinh doanh tại nước ngoài

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Trung Quốc đang nỗ lực giảm các hoạt động kinh doanh tại nước ngoài cùng nhiều khoản nợ đi kèm trong tình hình thị trường ngày càng biến động.

Nợ ngập đầu, doanh nghiệp Trung Quốc giảm kinh doanh tại nước ngoài - Ảnh 1.

Du thuyền của hãng Ferretti - Ảnh: Ferretti Group

Theo Bloomberg, chỉ trong vài tuần, nhiều công ty được doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm phải hủy bỏ kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO). Một số khác vội vã tìm các biện pháp thay thế để giảm nhẹ gánh nặng nợ.

Điển hình, hãng đóng du thuyền của Ý Ferretti SpA, hiện thuộc kiểm soát của tập đoàn Trung Quốc SHIG-Weichai đã bỏ kế hoạch lên sàn tại Milan tuần trước do thị trường sa sút.

Bloomberg cho biết tổng giá trị các hợp đồng tại nước ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc từ đầu năm cho tới nay đạt 59 tỉ USD, giảm 13% so với năm ngoái.

Con số này thua xa so với đỉnh điểm của các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) vào 2016. Thời điểm đó, tập đoàn hóa chất quốc gia Trung Quốc ChemChina đồng ý mua lại hãng hóa chất Syngenta AG của Thụy Sĩ với giá 43 tỉ USD.

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang bắt đầu bán tháo tài sản từ 2 năm trước, kể từ khi Bắc Kinh siết chặt kiểm soát dòng vốn, và đẩy mạnh giám sát các thương vụ thâu tóm doanh nghiệp ngoại.

Bloomberg nhận định tình hình còn trở nên ảm đạm hơn bởi các yếu tố địa chính trị từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, quá trình Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) và cuộc biểu tình Hong Kong.

Nợ ngập đầu, doanh nghiệp Trung Quốc giảm kinh doanh tại nước ngoài - Ảnh 2.

Quán ăn thuộc chuỗi nhà hàng PizzaExpress tại Anh - Ảnh: Mirror

Ông Mark Webster, giám đốc quản lý hãng tư vấn đầu tư BDA Partners, nhận định việc điều chỉnh của các doanh nghiệp sẽ là một quá trình dài.

"Những công ty Trung Quốc thực hiện thương vụ thâu tóm tại nước ngoài ở đầu chu kỳ cuối cùng lại trả quá cao cho những tài sản không mấy giá trị về mặt chiến lược. Họ đang gặp thách thức trong việc giải phóng các hoạt động kinh doanh này với cái giá hợp lý", ông Webster phân tích.

Bên cạnh những nhãn hàng xa xỉ, các ngành ít nhạy cảm với chu kỳ kinh tế hơn cũng không thoát cảnh khổ.

PizzaExpress, chuỗi quán ăn lớn của Anh, đã phải thuê cố vấn tài chính để chuẩn bị cho các buổi đàm phán với các chủ nợ về các khoản vay của mình, nguồn tin trong ngành của Bloomberg cho biết. PizzaExpress vướng phải khó khăn tại quê nhà đúng thời điểm được mua lại bởi hãng Hony Capital của Trung Quốc vào năm 2014.

Yêu cầu gỡ bỏ 'đường lưỡi bò' trong ôtô Trung Quốc bán tại Việt Nam Yêu cầu gỡ bỏ "đường lưỡi bò" trong ôtô Trung Quốc bán tại Việt Nam

TTO - Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết vừa yêu cầu đơn vị nhập khẩu, phân phối ôtô Trung Quốc phải nhanh chóng gỡ bỏ ngay bản đồ định vị có xuất hiện "đường lưỡi bò", cập nhật lại phần mềm phù hợp.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên