01/10/2013 13:39 GMT+7

Những triệu chứng nhiễm siêu vi viêm gan B

Bác sĩ LÊ VĂN CHÂU (Khoa gan - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn) 
Bác sĩ LÊ VĂN CHÂU (Khoa gan - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn) 

TTO - Tôi năm nay 33 tuổi (nam), chưa lập gia đình. Cách đây 3 tháng tôi khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm máu, kết quả dương tinh với virus viêm gan B. Trước đó 1 năm thì tôi âm tính với loại virus này.

Xin hỏi các triệu chứng và diễn biến của bệnh này như thế nào? Các giai đoạn tiến triển của bệnh ra sao và biểu hiện của từng giai đoạn đó đến sức khỏe người nhiễm? Nếu đã dương tính với virus viêm gan B, sau thời gian dùng thuốc điều trị mà xét nghiệm lại âm tính với loại virus này và tiêm ngừa viêm gan B thì có đạt hiệu quả phòng ngừa không? Khang Tran (trankhang_09@...)

Trả lời:

Chào bạn Khang Tran!

Thông tin của bạn cung cấp chưa đầy đủ nên chúng tôi không thể trả lời cụ thể về khả năng khỏi bệnh cũng như sau này bạn có tiêm ngừa viêm gan siêu vi B được không.

Tôi xin trả lời một cách chung chung như thế này: Nhiễm siêu vi viêm gan B được phân thành 2 dạng: cấp tính và mãn tính.

Nhiễm siêu vi viêm gan B cấp tính: HbsAg(+) dưới 6 tháng

- Triệu chứng lâm sàng thường rất rầm rộ, người bệnh dễ dàng nhận ra như: sốt nhẹ, mệt mỏi, biếng ăn, đầy bụng, buồn nôn, nôn ói, đau tức vùng thượng, hạ sườn phải, tiểu vàng, vàng da, vàng kết mạc mắt.

- Xét nghiệm máu: men gan: ALT(hay SGPT) và AST (hay SGPT) tăng rất cao (trên 10 lần giá trị bình thường, có khi đến 1000 IU/ml), Bilirubin trong máu tăng cao gây vàng da, HBsAg(+), antiHBcIgM(+), antiHBcIgG(+).

- Tiến triển: bệnh kéo dài không quá 6 tháng. Khoảng 1% viêm gan B cấp có tiến triển nặng và có nguy hiểm tính mạng. Nếu nhiễm ở tuổi trưởng thành thì 90% tự khỏi bệnh (tức là xét nghiệm HbsAg âm tính), 10% chuyển sang nhiễm mãn tính.

Nhiễm siêu vi viêm gan B mãn tính: HbsAg(+) trên 6 tháng

- Triệu chứng lâm sàng: phần lớn không có triệu chứng rõ rệt, chỉ một số ít thấy mệt mỏi, biếng ăn, ngứa da, đau nhẹ dưới sườn phải.

- Xét nghiệm: HbsAg(+), antiHBc IgG(+), antiHBcIgM(-), HbeAg (âm hoặc dương tính), aniHBe (âm hoặc dương tính), HBVDNA (âm hoặc dương), ALT, AST, Bilirubin. Ngoài ra để đánh giá chức năng gan cần làm thêm xét nghiệm: Albumin, INR, AFP, siêu âm bụng cần thiết để đánh giá mức độ xơ hóa ở gan cũng như tầm soát ung thư gan.

- Tiến triển: HbsAg có khi tồn tại suốt đời. Khoảng 20-30% có nguy cơ tiến triển xơ gan và ung thư gan trung bình 30 năm. Các thuốc uống chỉ có tác dụng ức chế siêu vi B chứ không làm mất được HbsAg. Một số thuốc có thể làm mất HbsAg sau 12 tháng điều trị là 5% và có thể chích ngừa viêm gan B sau đó.

Trường hợp của bạn nếu 1 năm trước có xét nghiệm đầy đủ về siêu vi B không bị nhiễm, nay xét nghiệm bị nhiễm thì có thể nhiễm gần đây. Bạn có thể đến bác sĩ chuyên khoa gan để đánh giá đầy đủ và hướng dẫn cụ thể cho bạn cách theo dõi và điều trị tốt hơn.

Chúc bạn khỏe!

Tư vấn online về bệnh viêm gan trên Tuổi Trẻ Online

Tuổi Trẻ Online tổ chức tư vấn qua mạng về bệnh viêm gan tại chuyên mục Sống khỏe trên trang tuoitre.vn với sự tham gia tư vấn của các chuyên gia, bác sĩ về bệnh viêm gan tại các bệnh viện ở Việt Nam.

Để được giải đáp và tư vấn những vấn đề liên quan đến bệnh viêm gan như các triệu chứng, chế độ dinh dưỡng, phương pháp điều trị..., mời bạn đọc gửi câu hỏi về địa chỉ email tuvansuckhoe@tuoitre.com.vn để nhận được tư vấn của các chuyên gia và bác sĩ.

Để hiểu chính xác nội dung câu hỏi, bạn đọc vui lòng gõ chữ tiếng Việt, font chữ Unicode có dấu.

Chương trình tư vấn với sự tài trợ của Hoffmann-La Roche.

*****************************

Tin bài liên quan

Phòng ngừa lây nhiễm siêu vi viêm gan B từ mẹ sang conChế độ ăn uống cho người viêm ganKhi cơ thể không đủ kháng thể ngừa bệnh viêm gan siêu vi B Để không lây viêm gan siêu vi B cho con?

ihL5q2Df.jpg
Bác sĩ LÊ VĂN CHÂU (Khoa gan - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn) 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên