29/03/2018 14:24 GMT+7

Những thứ gây hại cho thận

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Thừa Thiên - Huế
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Thừa Thiên - Huế

Thận là bộ phận nội tạng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Thận lọc máu, giúp cân bằng điện giải, cân bằng nội môi, điều hòa áp suất thẩm thấu…

Những thứ gây hại cho thận - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: telegraph.co.uk

Dưới đây là những thứ gây hại cho thận, bạn cố gắng phòng tránh để có 2 quả thận mạnh khỏe.

1. Quá nhiều protein

Protein là chất thiết yếu đối với cơ thể. Tuy nhiên nếu thận của bạn hoạt động không tốt thì ăn quá nhiều chất đạm (protein) có thể khiến cho thận bị quá tải. Trong trường hợp này, bạn nên ăn một lượng nhỏ các loại protein khác nhau. Trứng, cá, hạt đậu và ngũ cốc là các nguồn dinh dưỡng tốt.

2. Muối

Một số người, ăn quá mặn (nhiều muối) có thể làm tăng huyết áp và làm tổn thương thận nhanh chóng. Muối cũng có nguy cơ đưa đến sỏi thận, có thể gây nôn ói, đau dữ dội và rối loạn tiểu tiện.

3. Hút thuốc

Hút thuốc không chỉ làm tăng huyết áp và đái tháo đường type 2, mà còn tác động xấu đến thuốc được dùng để chữa trị 2 chứng bệnh này vì 2 chứng bệnh này có thể gây tổn thương thận. Thuốc lá còn làm chậm lưu lượng máu lưu thông qua thận và gây rối loạn chức năng thận ở những người đã bị bệnh thận.

4. Rượu

Những người nghiện rượu nặng, tức là những người uống hơn 14 cốc mỗi tuần, còn phụ nữ là trên 7 cốc, có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ gây bệnh cho thận. Tuy nhiên chỉ cần một cuộc chè chén say sưa (uống trên 4-5 ly trong 2 giờ) là có thể gây ra "tổn thương thận cấp tính". Điều này có thể dẫn đến suy thận cấp mà cần phải làm thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng) hay chạy thận nhân tạo.

5. Sô-đa

Nếu bạn uống 2 lon (chai) sô-đa hay nhiều hơn mỗi ngày, bạn có khả năng mắc bệnh thận. Trong một công trình nghiên cứu mới đây, phụ nữ uống sô-đa trong bữa ăn thì chức năng thận giảm đi 30% sau 20 năm so với phụ nữ khác. Thức uống có đường không bị ảnh hưởng giống vậy.

6. Mất nước

Thận cần có nước để hoạt động tốt. Nếu không đủ nước, đặc biệt khi hiện tượng mất nước xảy ra, thì có thể gây ra tổn thương thận. Nếu bạn uống không đủ nước thì nước tiểu của bạn trở nên vàng nhạt.

7. Thuốc giảm đau

Nếu uống đều dặn, liều cao thuốc giảm đau thông thường như: acetaminophen, aspirin và ibuproten thì có thể gây tổn thương thận. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn không thể dùng thuốc giảm đau mà bạn cần cho bác sĩ biết để bác sĩ cho liều lượng thích hợp.

8. Chất gây nghiện

Việc sử dụng những chất gây nghiện như: cocain, heroin hay methamphetamin có thể gây tổn thương thận bằng nhiều cách khác nhau. Một vài loại thuốc này có thể làm tăng huyết áp, đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thận.

9. Luyện tập quá sức

Lao động hay tập luyện quá sức trong thời gian dài có thể gây ra hội chứng tiêu cơ vân (rhabdomyolysis) cấp. Hiện tượng tiêu cơ này sẽ đẩy các chất đó vào trong máu gây tổn thương thận và dẫn đến suy thận. Vì vậy, đừng nên làm việc quá sức mà nên tập luyện dần dần, đừng tăng sức quá mạnh, đột ngột. Nên tránh lao động hay tập luyện trong điều kiện thời tiết quá nóng và ẩm thấp. Hãy đi khám bệnh khi thấy đau cơ và nước tiểu sậm màu.

10. Thận trọng với nhóm thuốc steroid tăng cân

Một số người ưa chuộng thuốc steroid dồng hóa - tức là loại thuốc có tác dụng tương tự như hoócmon nam testosterone - để làm tăng cơ vân. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây tổn thương ở phần lọc máu của thận. Điều này khiến cho một phần của cơ thể bị sưng phù, làm mất protein trong máu khiến cho cholesterol tăng cao.

11. Thuốc chống ợ nóng

Loại thuốc được gọi là chất ức chế bơm proton (proton pump inhibitor), có tác dụng ngăn chặn sự tiết acid của dạ dày, có thể gây ứ nước trong thận nếu dùng thuốc trong thời gian dài. Một số công trình nghiên cứu cho thấy sử dụng quá nhiều thuốc ức chế bơm proton cũng có thể làm cho bạn mắc bệnh thận sau một thời gian dài. Bạn có thể dùng thuốc chống ợ nóng khác như thuốc ức chế H2, có lẽ tốt hơn cho bạn.

12. Viêm họng do liên cầu khuẩn

Nếu bạn bị nhiễm loại vi khuẩn này, cơ thể sẽ tạo ra một loại protein, gọi là kháng thể, để chống lại vi khuẩn. Nếu quá nhiều thì kháng thể có thể đọng lại trên phần lọc thận và gây viêm nhiễm. Hiện tượng này thường không kéo dài nhưng đối với một số người có thể gây tổn thương thận lâu dài. Nếu bạn nghĩ bạn bị viêm họng do liên cầu thì nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Thừa Thiên - Huế
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên