
Tập huấn kiến thức về truy xuất nguồn gốc tại Tây Nguyên - Ảnh: GreenCert
Tại Việt Nam chúng ta, chuyển đổi số trong nông nghiệp không còn là khái niệm xa lạ, mà đã trở thành một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, thị trường tiêu dùng ngày càng đòi hỏi minh bạch, truy xuất rõ ràng và trách nhiệm với môi trường. Các bộ ngành đã ban hành nhiều tiêu chuẩn liên quan truy xuất nguồn gốc, nhiều chính sách về truy xuất nguồn gốc có áp dụng số hóa.
Tuy nhiên, chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ đơn thuần là việc đưa máy móc, cảm biến hay thiết bị thông minh vào quy trình sản xuất, mà là sự thay đổi toàn diện về cách tiếp cận, quản lý và vận hành toàn bộ chuỗi giá trị ngành nông nghiệp.
Từ người nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp dù quy mô nào cũng cần chuyển từ tư duy "sản xuất để bán" sang tư duy "sản xuất có kiểm soát, có minh chứng và truy xuất được". Đó là yếu tố giúp sản phẩm nông nghiệp bước vào các thị trường khắt khe và cũng là định hướng chung của các bộ ngành hiện nay.
Thông qua các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), blockchain và hệ thống thông tin địa lý (GIS), người làm nông có thể: Giám sát độ ẩm, dinh dưỡng và sâu bệnh theo thời gian thực, lập kế hoạch tưới tiêu, bón phân, thu hoạch chính xác, phân tích dữ liệu thời tiết, thị trường, lịch sử canh tác để ra quyết định thông minh hơn, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu sản xuất phục vụ truy xuất và chứng nhận.
Ngày nay, người tiêu dùng không còn hài lòng với nhãn hiệu "an toàn" hay "sạch" một cách chung chung mà còn đòi hỏi phải biết rõ: sản phẩm đến từ đâu, ai sản xuất, trồng bằng gì, thu hoạch lúc nào, có đạt chuẩn không?
Đó là lý do truy xuất nguồn gốc trở thành yếu tố cấp thiết, không chỉ phục vụ trong các chương trình chứng nhận như VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, mà còn là yêu cầu của nhiều đối tác thương mại trong và ngoài nước. Chẳng hạn như hiện nay thị trường Châu Âu đang siết chặt nguồn gốc nông sản, trong đó có cà phê phải tuân thủ quy định chống phá rừng của EUDR.
Chuyển đổi số chính là công cụ giúp nâng cao khả năng giám sát, lưu trữ và báo cáo minh bạch. Nhờ có nền tảng dữ liệu số hóa, doanh nghiệp dễ dàng chứng minh tính hợp pháp của sản phẩm khi làm việc với đối tác, cơ quan chức năng trong nước và quốc tế, cắt giảm chi phí và khả năng truy xuất dữ liệu nhanh chóng.
Khi kết hợp chuyển đổi số với các công cụ đo lường phát thải carbon, chứng nhận phát triển bền vững và mô hình kinh tế tuần hoàn, chất lượng sản phẩm nông nghiệp sẽ được nâng tầm vị thế trong chuỗi cung ứng.
Công ty GreenCert là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc uy tín hiện nay.
Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần Chứng nhận Quản lý và Chất lượng sản phẩm GreenCert
Văn phòng: 24 Phú Xuân 2 và 01 Phú Xuân 5, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
Điện thoại: 02366.505.868
Email: greencertcb@gmail.com
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận