27/03/2015 06:00 GMT+7

Bỗng dưng bị vu là cướp, làm sao đây?

VÕ HƯƠNG - ĐỨC THIỆN - TRÀ MY
VÕ HƯƠNG - ĐỨC THIỆN - TRÀ MY

TTO - Phải làm gì nếu bỗng dưng một ngày nhìn thấy hình ảnh hoặc xe của mình bị tung lên mạng với lời cảnh báo rằng đây là nhân dạng của một tên cướp?

Trên mạng lan truyền thông tin, hình ảnh truy tìm biển số xe của “Hương mắt lồi” kèm theo những lời hâm dọa, đối phó khiến gia đình chị H vô cùng hoang mang - Ảnh: Sơn Bình

Câu chuyện hình ảnh chiếc xe của chị N.T.K.H (30 tuổi, ngụ huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) bị tung lên mạng với lời đồn rằng đây là xe của “Hương mắt lồi” (biệt danh của một người chuyên dàn cảnh để cướp tài sản ở TP.HCM mấy năm trước) đã đặt ra câu hỏi về vấn đề người dân phải bảo vệ bản thân ra sao khi rơi vào tình cảnh tương tự.

Chị H. cho biết mình không biết “Hương mắt lồi” là ai, làm nghề gì, chỉ biết hình ảnh chiếc xe bị tung lên mạng là của mình. Nhưng từ ngày có tin đồn đó, chị không dám ra chạy xe ra đường vì sợ bị đánh oan.

“Hiện tại tôi đang mang thai, việc này thật sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của tôi”, chị H. chia sẻ.

Vi phạm quyền riêng tư, xúc phạm nhân phẩm người khác

Trao đổi với Tuổi Trẻ, luật sư (LS) Hồ Nguyên Lễ cho biết nạn nhân trong vụ việc “Hương mắt lồi” đã nhanh chóng báo cáo vụ việc đến công an để nhờ giúp đỡ là hành động đúng và kịp thời nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cũng như tinh thần của mình.

Trong phạm vi trách nhiệm của mình, công an phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và có hướng xử lý cụ thể nhằm đảm bảo an ninh trật tự xã hội và bình yên của công dân theo điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

LS Trương Thị Hòa nhận định việc sử dụng hình ảnh của người khác khi chưa được sự đồng ý và dùng hình ảnh đó với mục đích bôi nhọ, làm ảnh hưởng đến uy tín, nhân phẩm của người khác là vi phạm quyền riêng tư và quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.

“Quyền riêng tư về hình ảnh và quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đã được quy định rõ trong Hiến pháp và Bộ luật dân sự”, bà Hòa nói.

>> Luật sư Trương Thị Hòa 

Theo luật sư Hòa, nếu xác định được người đưa tin là ai, địa chỉ cư trú ở đâu thì nạn nhân có quyền khiếu nại và yêu cầu họ bồi thường thiệt hại về tinh thần, tài sản do xúc phạm về uy tín, nhân phẩm gây ra.

>> Luật sư Trương Thị Hòa 

Cụ thể trong trường hợp này, theo LS Hồ Nguyên Lễ, công an cần xác minh chủ tài khoản của trang facebook tung tin đồn nhảm để điều tra về mục đích thông tin, hình ảnh liên quan đến nạn nhân của chủ trang facebook đưa lên mạng nhằm mục đích gì?

Theo qui định pháp luật, việc đăng tin đích danh hình ảnh (tên tuổi, hình ảnh, tài sản...) của một cá nhân thì phải được cá nhân đó đồng ý theo qui định Điều 31 Bộ luật dân sự năm 2005.

Nếu chủ tài khoản không chứng minh được thông tin hình ảnh mà mình đăng đã được sự đồng ý của người đó, hoặc chủ tài khoản không chứng minh được rằng đăng thông tin hình ảnh đó là nhằm cảnh giác hoặc tố cáo một hành vi phạm tội của nhân vật trong hình ảnh... thì chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân nếu gây thiệt hại cho nạn nhân.

Trên mạng lan truyền thông tin, hình ảnh truy tìm biển số xe của “Hương mắt lồi” kèm theo những lời hăm dọa khiến gia đình chị H vô cùng hoang mang - Ảnh: Sơn Bình

Hoặc nếu cơ quan điều tra xác minh được chủ tài khoản đã bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; hay bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử lý về hành vi phạm tội vu khống theo Điều 122 Bộ luật hình sự năm 1999.

LS Huỳnh Phước Hiệp chia sẻ để tự bảo vệ mình nạn nhân có thể nhờ cơ quan báo chí nói lên sự thật hoặc gửi văn bản đến cơ quan công an nhờ can thiệp.

>> Luật sư Huỳnh Phước Hiệp 

Và phản ánh đến nhà cung cấp dịch vụ

Trao đổi về vấn đề này, ông Ngô Tuấn Anh, phó chủ tịch phụ trách an ninh mạng của BKAV cho biết việc tung hình ảnh người khác lên mạng, kèm theo đó là những thông tin bôi xấu hoặc sai sự thật là một mặt trái của việc kết nối mạng xã hội rộng rãi như hiện nay.

>> Ông Ngô Tuấn Anh 

Theo ông Ngô Tuấn Anh, người dùng có thể phản ảnh việc mình bị bôi xấu đến nhà cung cấp dịch vụ của mạng xã hội chứa thông tin sai lệch về mình. Tuy nhiên, quá trình xác thực cần có thời gian

>> Ông Ngô Tuấn Anh 

Người dùng mạng xã hội nên chọn lọc trước khi chia sẻ

Đó là khuyến cáo của các luật sư và các chuyên gia mạng về vấn đề chia sẻ thông tin trong thời đại mạng xã hội mở rộng và lan tỏa khắp mọi nơi như hiện nay.

Chia sẻ thêm về vấn đề kiểm chứng thông tin trước chia sẻ, lan truyền, LS Trương Thị Hòa nói: “Phương tiện càng hiện đại thì càng phải cẩn trọng bởi việc đưa thông tin không đúng trên mạng có thể đẩy sự việc đi rất xa, rất nhiều người biết đến, gây ảnh hưởng đến người bị bôi xấu”.

>> Luật sư Trương Thị Hòa 

LS Huỳnh Phước Hiệp cho rằng thông tin trên mạng rất nhiều và tốc độ truyền tải rất nhanh, vì thế nên chắt lọc và kiểm chứng thông tin trước khi quyết định chia sẻ và góp phần lan truyền nó.

“Khi một sự việc rộ lên, có thể lên tiếng nhờ cơ quan báo chí xác minh xem có đúng sự thật hay không. Nếu không đúng mà lan truyền thì có thể gây ra hậu quả khó lường”, LS Hiệp nói.

>> Luật sư Huỳnh Phước Hiệp 

VÕ HƯƠNG - ĐỨC THIỆN - TRÀ MY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên