06/09/2014 00:01 GMT+7

Nhìn lại “Cải cách ruộng đất 1946 - 1957” qua tài liệu, hiện vật

Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Cần biết - Khoảng 150 hiện vật, tài liệu lịch sử về cải cách ruộng đất ở Việt Nam sẽ được giới thiệu tới công chúng trong chương trình trưng bày chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946 - 1957”.

Chương trình chính thức khai mạc vào sáng 8/9 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (số 25 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội), sẽ giúp công chúng tiếp cận với những tài liệu, hiện vật gốc và có cách nhìn khách quan về cuộc vận động cách mạng ruộng đất trong tiến trình lịch sử dân tộc ở nước ta giai đoạn từ năm 1946 - 1957.

Nội dung trưng bày chuyên đề sẽ bao gồm hai chủ đề chính là “Nông thôn Việt Nam trước cải cách ruộng đất” “Cải cách ruộng đất 1946 - 1957”.

Cụ thể, ở nội dung thứ nhất, các tài liệu trưng bày sẽ giới thiệu tình hình ruộng đất, đời sống địa chủ phong kiến và nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

QR2W6r9Q.jpg

Chủ trương của Đảng, Chính phủ về cải cách ruộng đất, quá trình thực hiện cải cách ruộng đất, sửa chữa sai lầm và một số bài học kinh nghiệm… sẽ được giới thiệu tới công chúng ở chủ đề thứ hai “Cải cách ruộng đất 1946 - 1957.”

Một số hiện vật tiêu biểu được giới thiệu tại chương trình trưng bày chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946 - 1957” như: đèn, ống điếu hút thuốc phiện của địa chủ đã dùng trước cải cách ruộng đất; máy ngắm đo ruộng; thùng hai đáy của địa chủ dùng cho nông dân vay nặng lãi và đòi nợ thóc gạo; thẻ thuế thân của người dân Việt Nam dưới thời thực dân phong kiến…

Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên