09/04/2018 08:22 GMT+7

Nhiều thí sinh quan tâm ngành học mới khối kinh tế

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Năm nay có ngành mới là toán kinh tế, ngành này đào tạo những gì, cơ hội việc làm có cao không? Có yêu cầu cao về toán không?...

Nhiều thí sinh quan tâm ngành học mới khối kinh tế - Ảnh 1.

TS Lê Tuấn Lộc - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) - tư vấn cho thí sinh - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Hàng trăm câu hỏi của thí sinh gửi đến buổi giao lưu trực tuyến chủ đề "Chọn ngành phù hợp nhóm ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh..." trên tuoitre.vn sáng 8-4. 

Chương trình do báo Tuổi Trẻ, Vụ giáo dục đại học và Tổng cục giáo dục nghề nghiệp phối hợp tổ chức.

"Ngành marketing sẽ như thế nào trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0?" - câu hỏi ngắn gọn của bạn Lâm Quốc An được TS Đặng Thị Ngọc Lan, phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - marketing, giải đáp: "Cách mạng công nghiệp 4.0 là bước tiến lớn của nhân loại trong ứng dụng các thành tựu của kỹ thuật số, công nghệ sinh học, công nghệ vật lý... 

Để đáp ứng kịp sự phát triển này, hầu như tất cả các ngành đều đã có định hướng riêng cho mình. Ngày nay, doanh nghiệp phải thay đổi hoàn toàn cách thức tương tác với khách hàng từ phân tích nhu cầu, tiếp thị, bán hàng... đến chăm sóc khách hàng cho phù hợp với thời đại. 

Xu hướng tất yếu là marketing 4.0 sẽ gắn liền với Internet từ hình thức tiếp cận khách hàng mục tiêu, lựa chọn kênh quảng bá... đến việc thúc đẩy hành động mua hàng của khách hàng tiềm năng".

Bạn Nguyễn Ngọc Toàn hỏi: "Năm nay, Trường ĐH Kinh tế - luật đào tạo ngành mới là toán kinh tế. Vậy ngành này đào tạo những gì, cơ hội việc làm có cao không? Có yêu cầu cao về toán không?". 

TS Lê Tuấn Lộc - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) - tư vấn: "Toán kinh tế (ứng dụng trong kinh tế, quản trị và tài chính) là ngành được thành lập dựa trên nhu cầu thực tế của xã hội và doanh nghiệp. 

Sinh viên theo học sẽ có khả năng phân tích, dự báo và tư vấn việc hoạch định chính sách có căn cứ khoa học dựa trên các công cụ phân tích định lượng... Sau khi ra trường, em có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, trường ĐH, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán...".

Trong khi đó, bạn Lê Minh Tý yêu thích nhóm ngành kinh tế và có ước mơ trở thành giảng viên. "Học kinh tế có thể làm giảng viên?" - Tý thắc mắc. TS Phan Ngọc Minh - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM - cho rằng ước mơ làm giảng viên đối với ngành mình đang học (trừ ngành sư phạm) là ý tưởng rất đáng trân trọng. 

"Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp bậc ĐH, em cần học cao hơn ở bậc cao học, tiến sĩ thì việc ứng tuyển vào các cơ sở đào tạo sẽ thuận lợi hơn. Vì bây giờ tiêu chuẩn tuyển giảng viên (đặc biệt tại trường ĐH, CĐ) ít nhất phải từ các trình độ đó. Mặt khác, em phải thật sự ham thích và có năng khiếu sư phạm" - TS Minh nói.

Ngành kinh tế ra sao trong thời cách mạng công nghiệp 4.0? Ngành kinh tế ra sao trong thời cách mạng công nghiệp 4.0?

TTO - Hàng trăm câu hỏi của thí sinh gửi đến buổi giao lưu trực tuyến chủ đề "Chọn ngành phù hợp nhóm ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh..." trên tuoitre.vn sáng 8-4.

TRẦN HUỲNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên