Sân bay Cam Ranh thường xuyên có rất đông hành khách - Ảnh: P.S.NGÂN
Theo kết luận thanh tra dự án nhà ga hành khách quốc tế cảng hàng không Đà Nẵng và Cam Ranh, nhà để xe ga quốc nội Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vừa được thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông ký ban hành, sai phạm, tồn tại chủ yếu xảy ra tại hai dự án nhà ga Cam Ranh và Đà Nẵng.
Chưa phù hợp cả hình thức, chủ trương, lựa chọn nhà đầu tư
Cụ thể, Bộ GTVT kết luận hai dự án nhà ga Cam Ranh và Đà Nẵng thuộc thuộc kết cấu hạ tầng hàng không nên phải thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo Luật đấu thầu và các nghị định liên quan.
Nhưng hai dự án này áp dụng theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế trong Luật đầu tư là chưa phù hợp với các quy định hiện hành về đầu tư dự án kết cấu hạ tầng ở Việt Nam.
Về chủ trương đầu tư, Luật đầu tư 2014 quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh cảng hàng không của Quốc hội, Thủ tướng và UBND các tỉnh, không quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của các Bộ quản lý ngành.
Tuy nhiên, Vụ Quản lý doanh nghiệp của Bộ GTVT lại tham mưu cho Bộ GTVT chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.
Theo Bộ GTVT, hiện nay Cam Ranh, Đà Nẵng, TP.HCM và Hà Nội là bốn khu vực mà hoạt động khai thác cảng hàng không có lãi để bù lỗ cho đại đa số các cảng hàng không ở các tỉnh, khu vực khác.
Do đó việc cho phép các nhà đầu tư khai thác tại Đà Nẵng, Cam Ranh sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), đặc biệt giảm khả năng bù lỗ cho các cảng hàng không khác.
Về lựa chọn nhà đầu tư, dự án có sử dụng đất nhưng việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án không theo hình thức đấu thầu là chưa phù hợp với thông tư số 03/2009/TT-BKH của Bộ Kế hoạch - đầu tư hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án có sử dụng đất.
Do các dự án đầu tư không theo hình thức hợp đồng PPP nên các nhà đầu tư phê duyệt dự án đầu tư là không đúng thẩm quyền.
Bộ GTVT kết luận cả hai dự án đã được lập, phê duyệt và đã triển khai thi công khi chưa có hợp đồng thuê đất nên tại thời điểm lập và phê duyệt dự án đầu tư, tính pháp lý đối với tài sản đất đai được xác định để đầu tư dự án là chưa được xác lập rõ ràng.
Trách nhiệm này thuộc Vụ Quản lý doanh nghiệp và Cục Hàng không Việt Nam, ACV.
Với dự án nhà ga hành khách quốc tế Cam Ranh, Bộ GTVT chỉ ra một số tồn tại trong quản lý và thực hiện dự án về công tác thiết kế như sử dụng tiêu chuẩn đã hết hiệu lực, việc tính toán khối lượng theo hồ sơ thiết kế không đủ độ tin cậy và chính xác.
Trong quá trình thi công không thi công thử cọc khoan nhồi, không nghiệm thu chi tiết khối lượng từng hạng mục công việc; một số gói thầu có tạm ứng nhưng chưa thi công…
Do dự án đang trong quá trình triển khai thi nên chưa đủ cơ sở và điều kiện để đánh giá giá trị dự án. Tuy nhiên, Bộ GTVT yêu cầu phải kiểm tra, rà soát, xem xét tính toán một số nội dung chi phí để xác định chính xác giá trị dự án tuân thủ theo các quy định hiện hành.
Với dự án nhà để xe ga quốc nội Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, Bộ GTVT kết luận, dự án bị chậm tiến độ 7 tháng so với chủ trương, mục tiêu đầu tư ban đầu dẫn đến việc sử dụng kết cấu thép thay cho kết cấu bê tông cốt thép để thi công dự án.
Thay đổi này nhằm mục đích rút ngắn tiến độ thi công dự án không còn ý nghĩa, làm tăng chi phí đầu tư dự án.
Kiểm điểm, xử lý trách nhiệm nhiều tổ chức, cá nhân
Bộ GTVT kết luận trách nhiệm tham mưu về chủ trương đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư đối với cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng và Cam Ranh dẫn đến những tồn tại trong thực hiện dự án thuộc Vụ Quản lý doanh nghiệp, Cục Hàng không Việt Nam và ACV.
ACV chịu trách nhiệm trong việc đề xuất dự án và phương án góp vốn không phù hợp theo quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm trong kiểm tra giám sát việc quản lý thực hiện dự án.
Nhà đầu tư, các đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công chịu trách nhiệm về những tồn tại trong quản lý và thực hiện dự án đã nêu.
Đối với hai dự án nhà ga, Bộ GTVT yêu cầu Vụ Quản lý doanh nghiệp, Cục Hàng không việt Nam, ACV, Cảng vụ Hàng không miền Trung rà soát những sai phạm, tồn tại, kiểm điểm và xử lý trách nhiệm thuộc thẩm quyền; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với cán bộ do Bộ trưởng Bộ GTVT quản lý; khắc phục những tồn tại đã nêu trong kết luận thanh tra.
Đặc biệt trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị.
Đối với Công ty cổ phần nhà ga quốc tế Cam Ranh, Bộ GTVT yêu cầu hoàn thiện các thủ tục đầu tư, thủ tục pháp lý dự án theo yêu cầu của Bộ GTVT. Tập trung khắc phục những tồn tại, sai sót trong quản lý dự án đầu tư.
Bộ GTVT phê bình nhà thầu tư vấn thiết kế về chất lượng việc lập dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật dự án nhà ga Cam Ranh
Các cơ quan, đơn vị liên quan gửi báo cáo kết quả thực hiện Kết luận thanh tra của Bộ GTVT bằng văn bản trước ngày 30- 8-2018.
Ngày 23-5, ông Võ Thành Thống - chủ tịch UBND TP Cần Thơ, trưởng ban chống khủng bố, khẩn nguy hàng không - có buổi làm việc, đánh giá công tác đảm bảo an ninh hàng không trong năm 2017 và 4 tháng đầu năm 2018 tại sân bay quốc tế Cần Thơ.
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Đỗ Xuân Toản - phó ban an ninh ACV - cho biết trong thời gian qua lực lượng an ninh sân bay đã bộc lộ rất nhiều điểm yếu. Trong đó, điểm yếu lớn nhất là công tác phát hiện và xử lý chất nổ tại các cảng hàng không trên cả nước do thiết bị chưa hiện đại.
Đại tá Đỗ Thanh Hồng - trung đoàn trưởng Trung đoàn 917, Sư đoàn không quân 370 - thì cho biết vấn đề phá hoại hệ thống thông tin chỉ huy hàng không là nguy hiểm nhất hiện nay và đề nghị TP Cần Thơ phải dẹp bỏ các công trình kinh doanh nằm gần điểm cất hạ cánh của tàu bay, thiết lập đường dây nóng giữa các bên liên quan.
Theo thống kê của UBND TP Cần Thơ, trong 16 tháng qua thành phố đã đón 7.000 lượt máy bay cất và hạ cánh qua sân bay Cần Thơ.
CHÍ HẠNH
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận