Phóng to |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị - Ảnh: Việt Dũng |
Bộ này cũng thừa nhận tình trạng thiếu quy hoạch tổng thể cho từng lĩnh vực.
Nhiều địa phương thậm chí còn cạnh tranh nhau thu hút FDI, chưa thật sự quan tâm đến lợi ích đất nước, còn tình trạng cấp phép cho dự án tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng, sử dụng khai thác tài nguyên không hiệu quả, thậm chí có dự án nguy cơ ảnh hưởng an ninh quốc gia.
Quản lý nặng nề
Quản lý nhà nước cũng nặng về khâu cấp phép. Một số luật chuyên ngành như luật thuế, xây dựng, giáo dục… lại quy định luôn thủ tục đầu tư, gây chồng chéo và không thống nhất với Luật đầu tư. Chính sách ưu đãi của Việt Nam cũng chưa thật phù hợp, chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư Việt Nam đang cần, chưa đột phá, thiếu linh hoạt.
Về định hướng thời gian tới, theo Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đào Quang Thu, bộ sẽ dự thảo nghị quyết về “Định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý FDI trong thời gian tới”.
Để đạt được mục tiêu trên, Bộ KH-ĐT kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành rà soát, sửa đổi các chính sách quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài. Chính sách ưu đãi cũng sẽ theo ngành, lĩnh vực.
Đặc biệt, để thu hút được dự án chất lượng cao, Việt Nam sẽ có hệ thống ưu đãi chuẩn, bên cạnh đó là cơ chế ưu đãi bổ sung, linh hoạt áp dụng cho dự án đặc biệt, quy mô lớn, có tầm ảnh hưởng, lan tỏa cao của các tập đoàn xuyên quốc gia… Cơ chế mới sẽ kiến nghị để Thủ tướng có quyền quyết mức ưu đãi cao hơn mức chuẩn sau khi có ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý Việt Nam cần rà soát, bổ sung để có ưu đãi cao cho dự án công nghệ cao, có tính lan tỏa, đẩy mạnh thu hút dự án đối tác công tư (PPP). “Cảng Lạch Huyện tốn 2 năm trời mới được dự án PPP trong khi nhiều nước ấn nút lên đến vũ trụ. Ta cứ nói tăng cường, tích cực mà cứ thế này” - Thủ tướng nói và yêu cầu các bộ phải rà soát, chỉnh sửa các quy định theo hướng tạo thuận lợi hơn để cạnh tranh được với các nước trong khu vực.
Công nghệ cao ít
Theo Bộ KH-ĐT, tính đến tháng 2-2013 đã có 14.550 dự án FDI đầu tư vào VN còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt 211 tỉ USD. Tuy nhiên, cũng theo Bộ KH-ĐT, dù vốn đăng ký lớn nhưng vốn thực hiện đã giải ngân chỉ được gần 100 tỉ USD (chiếm 47% vốn đăng ký).
Bộ KH-ĐT cho biết khu vực FDI đã đóng góp vào GDP với mức độ ngày càng tăng và tới 2011 đã đóng góp 19% GDP. Năm 2012, khu vực FDI cũng đóng góp tới 64% tổng giá trị xuất khẩu của VN, góp phần quan trọng để VN thành nước xuất siêu năm 2012. Từ 2001 đến 2010, khu vực FDI đã đóng góp ngân sách VN 14,2 tỉ USD.
Tuy nhiên, theo ông Đào Quang Thu, hiệu quả tổng thể của vốn FDI vào VN chưa cao. FDI vừa qua thực tế hướng nhiều vào các ngành thâm dụng lao động, sử dụng nhiều tài nguyên, tận dụng chính sách bảo hộ công nghiệp trong khi các ngành sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường chưa nhiều.
Tỉ lệ dự án đầu tư vào lĩnh vực đã được định hướng như kết cấu hạ tầng, nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến sau thu hoạch… còn hạn chế. Bộ KH-ĐT công nhận dòng đầu tư từ các nước phát triển vào VN còn khiêm tốn nếu so với đầu tư của các nước này vào Thái Lan, Indonesia, Malaysia.
Theo Bộ KH-ĐT, các dự án FDI vào VN hầu hết có quy mô vừa và nhỏ, trung bình cả giai đoạn 1988-2011 chỉ ở mức 15,4 triệu USD/dự án. Đến năm 2011 không những không tăng lên mà còn giảm xuống, chỉ còn 13,4 triệu USD/dự án.
Đa số công nghệ sử dụng trong các dự án FDI chưa phải tiên tiến, hiện đại của thế giới. Theo số liệu điều tra, chỉ khoảng 5-6% doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, còn lại 80% sử dụng công nghệ trung bình, một số sử dụng công nghệ lạc hậu.
Như vậy, nếu loại trừ số công nghệ cao thì còn tới 94-95% thiết bị công nghệ vào VN là từ trung bình trở xuống. Không ít doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở để nhập vào VN công nghệ gây ô nhiễm môi trường…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận