Phóng to |
Thỉnh thoảng sản phụ có thể gặp rủi ro trong lúc vượt cạn - Ảnh: T.T.D. |
Các lần thăm khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - nơi chị Hạnh sinh con vào cuối tháng 6 - chị được chỉ định rất nhiều loại thuốc mà tình trạng không thuyên giảm.
Siêu âm không thấy gì
Ngày 1-8, do liên tục sốt cao và sản dịch nặng mùi, chị được chỉ định nhập viện, tiêm truyền kháng sinh rồi nạo buồng tử cung. Tuy nhiên, sau khi ra viện ngày 5-8, tình trạng của chị càng nặng nề hơn, bụng đau, máu chảy nhiều có lẫn mủ.
Ngày 13-9, anh Lê Bá Thành - chồng bệnh nhân Hạnh - cho hay ngay sau khi báo Tuổi Trẻ đến làm việc với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện đã cử một đoàn bác sĩ đến tận nhà thăm hỏi chị Hạnh. |
Đem lời khẳng định chắc nịch của vị bác sĩ về, chị Hạnh vẫn không hết đau đớn. Đến lúc này gia đình quyết định tìm đến một bệnh viện khác để có kết quả đối sánh. Ngày 20-8, tại Bệnh viện tư nhân Hồng Ngọc, các bác sĩ đã rút ra từ tử cung của chị Hạnh một miếng gạc kích thước 15-20cm. Gia đình yêu cầu được lưu lại làm bằng chứng, nhưng theo các bác sĩ, miếng gạc khu trú lâu ngày đã mủn ra và có mùi rất hôi. Miếng gạc chính là nguyên nhân khiến chị Hạnh phải sống chung với tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo, viêm tử cung chảy mủ nhiều ngày.
Sai sót chỉ vì... quên?
Khi trao đổi về thông tin bỏ quên gạc trong tử cung bệnh nhân gây viêm nhiễm trường kỳ, lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho rằng các bác sĩ đã “làm đúng chuyên môn”, “sai sót chỉ nằm ở chỗ... quên không rút meche (từ dùng chuyên môn) sau khi làm thủ thuật”.
Theo bà Lê Thanh Thúy - phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, sau khi điều trị kháng sinh giúp cắt sốt, chị Hạnh được lau buồng tử cung để vét hết máu đọng và các tổ chức bong tróc ở trong, tránh viêm nhiễm, băng huyết. Không may trong lúc làm thủ thuật, tử cung bị chảy máu nên các bác sĩ đặt một miếng gạc để thấm máu. Thông thường, bệnh nhân được rút miếng gạc sau 1-2 giờ, nếu chảy máu nhiều cũng chỉ sau sáu giờ. Tuy nhiên, với chị Hạnh, cả đến khi ra viện và những lần đến khám lại, dị vật do bác sĩ... đặt vào vẫn nằm nguyên trong tử cung, gây tình trạng viêm nhiễm nặng nề nhiều ngày sau đó.
Cho đến khi được gắp miếng gạc ra khỏi cơ thể, chị Hạnh vẫn băn khoăn: “Tại sao bệnh nhân phải trải qua rất nhiều bước kiểm tra, nào khám, nào siêu âm... mà các bác sĩ vẫn không phát hiện?”.
Bà Lê Thanh Thúy lý giải: “Miếng meche nhỏ, chỉ có 20cm (?), lại là tổ chức mềm nên dễ lẫn với những phần mềm khác”. “Do bác sĩ khám sau này thấy bệnh án trước đó của bệnh nhân đã được nạo tử cung nên tin tưởng bỏ qua. Với lại, các bác sĩ siêu âm chỉ thăm dò ổ bụng nên không thấy dị vật” - bà Thúy nói.
Tuy nhiên, giải thích của lãnh đạo bệnh viện hoàn toàn không thỏa đáng khi thực tế chỉ định siêu âm đầu dò tại phòng cấp cứu khi chị Hạnh nhập viện là một kỹ thuật siêu âm chuyên dụng, cho phép đánh giá tử cung, buồng trứng và các thành phần trong tiểu khung.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận