Nghiên cứu cho thấy khả năng tiếp thu và tính toán của người Nhật và người Phần Lan cũng hoàn toàn vượt trình độ các nước thuộc OECD và ung dung đứng đầu danh sách.
Ngược lại, các nước như Pháp, Ý và Tây Ban Nha lại lẹt đẹt cuối bảng xếp hạng. Trình độ và năng lực của người dân các nước OECD có chênh lệch khá lớn khiến một số nước châu Âu buộc phải xem lại cách giáo dục của đất nước mình. “Kết quả này là cảnh báo để dân châu Âu xem lại trình độ của mình và nhanh chóng đưa ra các biện pháp cải thiện thực trạng” - AFP dẫn lời bà Androulla Vassiliou, Cao ủy châu Âu về giáo dục, nhận định. Bên cạnh đó, Tổng thư ký OECD Angel Gurria nhấn mạnh: “Khoảng cách về trình độ có thể tác động lên kinh tế nên cần phải quan tâm đến giáo dục cũng như chương trình đào tạo”.
Theo OECD, năng lực của mỗi người ảnh hưởng mạnh đến việc làm và lương bổng. Cụ thể là những người có năng lực thật sự thường có lương cao hơn những người kém năng lực và ít có nguy cơ thất nghiệp. Nghiên cứu thực hiện trên 166.000 người tuổi từ 16-65 khi tham gia hai môn viết và tính toán.
Theo đó, những người tham gia sẽ phải thể hiện năng lực của bản thân khi đọc hiểu, tính toán và trả lời các câu hỏi trong hai bài kiểm tra. Mức cho điểm từ 1-5. Ở cả hai môn thi, Nhật đều đứng đầu danh sách, tiếp theo sau là Phần Lan. Cứ năm người trưởng thành ở Phần Lan và Nhật thì có một người được đánh giá giỏi hoặc xuất sắc, trong khi tỉ lệ ở Ý và Tây Ban Nha là 1/20.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận