27/02/2017 15:48 GMT+7

Nhật hoàng Akihito muốn làm nhà vua "bình dân"

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Nhật hoàng Akihito, 83 tuổi, đã luôn nỗ lực để làm tròn sứ mệnh "đoàn kết nhân dân" vốn được qui định trong Hiến pháp Nhật Bản về vai trò của Hoàng đế.

Vợ chồng Nhật hoàng Akihito trò chuyện với người dân sau thảm họa kép động đất, sóng thần năm 2011 - Ảnh: Reuters
Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu trò chuyện với người dân sau thảm họa kép động đất, sóng thần năm 2011 - Ảnh: Reuters

Sinh ngày 23-12-1933, Nhật hoàng Akihito là vị hoàng đế thứ 125 trong hoàng tộc đã có hơn 2.600 năm trị vì tại Nhật Bản, căn cứ theo các bảng phả hệ chính thống. Theo đó, mặc dù là một nền dân chủ tự do, nhưng Nhật Bản cũng là nước có nền quân chủ liên tục lâu đời nhất thế giới.

Và chính vì dòng dõi lâu đời đó mà ngay từ năm lên 2 tuổi, Hoàng tử Akihito - con trai cả của hoàng đế Hirohito - đã được nuôi dưỡng tách biệt với cha mẹ theo cách thức của Hoàng gia.

Mặc dù cho tới nay người ta còn biết rất ít về 25 vị hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản, được tính từ năm 600 trước Công nguyên trở đi với hoàng đế Jimmu, nhưng vẫn còn những chứng cứ rất chắc chắn về sự nối dõi liên tục bắt đầu từ năm 500 sau Công nguyên tới nay.

Nhật hoàng Akihito và bà Michiko Shoda gặp nhau trên sân tennis - Ảnh: Getty Images/Asahi Shimbun
Hoàng tử Akihito và cô Michiko Shoda gặp nhau trên sân tennis - Ảnh: Getty Images/Asahi Shimbun

Lấy vợ thường dân

Cho mãi tới thế kỷ 20 các hoàng đế Nhật Bản vẫn thường có một người vợ chính thức là Hoàng hậu và rất nhiều tỳ thiếp. Tất cả họ đều xuất thân từ các gia đình quý tộc. Hoàng đế Akihito là Nhật hoàng đầu tiên được phép lấy một người vợ thường dân.

Ông đã trở thành người phá vỡ truyền thống được duy trì suốt 1.500 năm của hoàng tộc khi phải lòng và kết hôn với một phụ nữ thường dân là bà Michiko Shoda. Họ gặp nhau ở sân tennis, kết hôn năm 1959 và đã có với nhau ba mặt con và 4 người cháu.

Điều thú vị là giống như cha mình, người con trai lớn của Nhật hoàng Akihito là hoàng thái tử Naruhito cũng đã cưới một người phụ nữ thường dân làm vợ, đó là nhà cựu ngoại giao Masako Owada.

Cũng giống như cha ông - hoàng đế Hirohito tại vị từ năm 1926 cho tới khi qua đời năm 1989, Nhật hoàng Akihito là một biểu tượng của nhân dân Nhật Bản và sự đoàn kết dân tộc.

Nhật hoàng Akihito và hoàng hậu Michiko đọc sách tại Cung điện hoàng gia ở Tokyo ngày 23-9-2016 - Ảnh: AFP
Nhật hoàng Akihito và hoàng hậu Michiko đọc sách tại Cung điện hoàng gia ở Tokyo ngày 23-9-2016 - Ảnh: AFP

Tuy nhiên không giống cha mình - một người được đào tạo từ thơ ấu để trở thành một vị vua, một tổng chỉ huy và thậm chí là một vị thánh, Nhật hoàng Akihito lớn lên với ý nghĩ tự thân sẽ trở thành một vị vua giống như nhà vua Anh, tức là một nhà vua của nền quân chủ lập hiến trong một nền dân chủ tự do.

Quan niệm này hoàn toàn đồng nhất với phong cách sống hiện đại, giản dị, hòa đồng cùng nhân dân của Nhật hoàng Akihito. Có lần hai vợ chồng Nhật hoàng Akihito đã rất vui vẻ khi một em học sinh chụp ảnh họ và đăng lên Twitter khi tới thăm tỉnh nhà của cô bé. Sự việc này đã gây tranh cãi trong dư luận khi một số cho rằng đó là hành động bất kính, số khác thì nghĩ đó là chuyện rất bình thường.

Chơi tennis với tổng thống Bush

Tuy tuổi tác đã cao nhưng Nhật hoàng Akihito vẫn rất tích cực tham gia các sự kiện của nhân dân và đất nước khi cần có sự hiện diện của Ngài. Chỉ tính riêng trong năm 2015, Ngài đã tham dự hơn 250 sự kiện, trong đó có lễ tấn phong các bộ trưởng chính phủ và các cuộc đón tiếp chính khách nước ngoài.

Nhật hoàng Akihito và vợ ông giơ tay chào người dân khi lên tàu cao tốc Shinkansen để về khu biệt thử nghỉ dưỡng mùa hè của hoàng gia tại Nasu ở Tokyo, Nhật Bản ngày 25-7-2016 - Ảnh: Reuters
Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu chào người dân khi lên tàu cao tốc Shinkansen ở Tokyo để về khu biệt thự nghỉ dưỡng mùa hè hôm 25-7-2016 - Ảnh: Reuters

Nhật hoàng Akihito cũng là người đã công du tới nhiều địa danh, gặp gỡ với nhiều lãnh đạo thế giới hơn bất cứ nhà vua nào trước đó của Nhật.

Năm 1988, Ngài đã gặp Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị, bất chấp sự phản đối của các cựu tù nhân chiến tranh người Anh từng bị Nhật bắt giữ.

Nhật hoàng Akihito cũng từng có 2 lần chơi tennis với tổng thống Mỹ George Bush (cha) và đã đánh bại ông Bush cả 2 lần đó.

Dẫu thế Nhật hoàng Akihito rất hiếm khi xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong 28 năm trị vì của mình, Ngài mới chỉ có 2 lần phát biểu trong chương trình được phát sóng trên đài truyền hình quốc gia.

Lần đầu tiên là năm 2011 khi Nhật hoàng có bài phát biểu chia sẻ nỗi đau với người dân trên toàn đất nước, đặc biệt là người dân ở những vùng chịu thảm họa kép động đất - sóng thần tại Fukushima.

Ngài cũng đã cùng Hoàng hậu Michiko tới thăm các khu vực bị ảnh hưởng trong các thảm họa thiên nhiên ở Nhật và tới các khu vực từng là chiến địa thời Thế chiến thứ hai.

"Khắp nơi yên bình"

Lần phát biểu thứ hai của Nhật hoàng là vào năm ngoái khi nhà vua cao niên bày tỏ mong muốn được thoái vị vì lo ngại sức khỏe ngày càng sa sút sau các cuộc điều trị ung thư (2003) và phẫu thuật tim (2012) cùng tình trạng tuổi cao sức yếu.

Người dân xem phát biểu của Nhật hoàng Akihito trên truyền hình khi ông chia sẻ mong muốn được thoái vị vì lý do sức khỏe kém - Ảnh: Reuters
Người dân xem phát biểu của Nhật hoàng Akihito trên truyền hình khi ông chia sẻ mong muốn được thoái vị năm 2016 - Ảnh: Reuters

Nếu được Quốc hội phê chuẩn cho nguyện vọng, Nhật hoàng Akihito sẽ trở thành nhà vua Nhật Bản đầu tiên trong 200 năm trở lại đây xin thoái vị. Vị Hoàng đế cuối cùng xin thoái vị là Hoàng đế Kokaku, thoái vị năm 1817.

Ngoài hệ thống lịch của phương Tây (Dương lịch), người Nhật còn dùng hệ thống lịch khác được xác định theo triều đại của Hoàng đế trị vì.

Theo đó năm 2017 tính theo hệ thống này là năm thứ 29 thời Akihito. Khi Nhật hoàng Akihito rời ngôi, lịch sẽ được bắt đầu lại từ năm thứ nhất theo tên vị hoàng đế mới.

Cũng theo truyền thống của Nhật Bản, khi các hoàng đế băng hà, họ sẽ được đặt một tên thụy là cái tên có ý nghĩa phản ánh đặc điểm về thời đại họ đã trị vì.

Với cha của Nhật hoàng Akihito, cố hoàng đế Hirohito, là người đã trị vì nước Nhật trong giai đoạn Thế chiến thứ 2, khi ông qua đời, người ta đặt tên thụy cho ông là Showa (có nghĩa "Nhật Bản rực rỡ").

Còn với Nhật hoàng Akihito, lên ngôi từ năm 1989, người ta đã xác định trước tên thụy cho ông sẽ là Heisei, theo tiếng Nhật có nghĩa là "Khắp nơi yên bình".

Hai vợ chồng Nhật Hoàng đi tàu cao tốc về lại biệt thự của họ ở phía bắc Nhật Bản - Ảnh: AP
Hai vợ chồng Nhật Hoàng đi tàu cao tốc như những hành khách bình thường để về lại biệt thự của họ ở phía bắc Nhật Bản - Ảnh: AP

Một con cá được đặt theo tên Nhật hoàng

Nhật hoàng Akihito có một đam mê đặc biệt đối với các loài sinh vật biển. Ngài là một chuyên gia về họ cá bống và một loài trong đó thậm chí còn được đặt tên theo tên của ngài, đó là loài cá Exyrias Akihito.

Nhật hoàng Akihito cũng viết nhiều bài trên tạp chí nghiên cứu về cá của Nhật Bản (Japanese Journal of Ichthyology) và viết cho một số báo và tạp chí khác.

D. KIM THOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên