Phóng to |
Nhật Bản đang phải.... giành giật từng sinh viên do tốc độ già hóa dân số quá nhanh |
Khối trường tư đặc biệt có nguy cơ phá sản nhất và họ đang phải giành giật từng sinh viên. Lối thoát duy nhất hiện nay của các trường đại học Nhật Bản là nâng cao sức cạnh tranh không chỉ ở nội địa mà cả quốc tế…
Đại học quốc tế Hagi đã trở thành trường đại học đầu tiên ở Nhật Bản mở khoá học về môn đánh golf. Điều nghe có vẻ kỳ cục này lại là cứu cánh của Đại học Hagi - trường đào tạo chuyên về quan hệ quốc tế - trước nguy cơ phá sản nhãn tiền.
Ngôi trường này được xây dựng vào năm 1999 với chi phí 58 triệu USD nhưng tới này vẫn chưa thể thu hồi vốn. Hiện nay chỉ có 194 sinh viên, bằng 16% năng lực đào tạo theo thiết kế. “Ngôi trường này đã không được tính toán đúng từ lúc bắt đầu và chiến lược tuyển dụng của chúng tôi được lập một cách hấp tấp” – Một lãnh đạo nhà trường thừa nhận.
Hagi cũng giống như nhiều trường đại học tư khác tại Nhật Bản đang tìm cách giành giật từng sinh viên một. Dân số già hóa tại Nhật có nghĩa là nhiều trường đại học đang mất nguồn tuyển sinh. Số thanh niên độ tuổi 18 đang co lại ở mức 1,5 triệu, giảm từ 2 triệu trong những năm đầu 1990. Gần 1/3 trong số 600 các trường đại học và cao đẳng tư đang sử dụng không hết năng lực đào tạo.
Thực tế này đẩy các trường đại học vào cuộc đua cạnh tranh quyết liệt. Cách trước tiên nhiều trường đưa ra là “đẻ” ra các khoá học bổ sung. Viện Công nghệ Kanazawa mở một chương trình chỉ dẫn nghề bảo đảm 99% cử nhân tìm được việc làm. Trong khi đó Đại học nữ Ochanomizu mở thêm khoá dạy chăm sóc trẻ em để trang bị thêm kiến thức chăm sóc gia đình cho các nữ cử nhân.
Một số trường lấy chiến lược giảm học phí làm đầu trong khi một số viện đến cách tân kiểu Mỹ: gần một nửa chấp nhận phỏng vấn và bài luận thay vì kì thi viết tuyển đầu vào. Đại học Kyoto nổi tiếng, trường đại học lâu đời thứ hai tại Nhật Bản, thậm chí phục vụ cả cà phê, rượu sake và bia tươi trong căng-tin.
Các trường hạng thấp hơn, tuy nhiên, không thể cạnh tranh bởi thiếu nguồn tài chính. Và đường nhiên nhiều trường sẽ phải đóng cửa hoặc củng cố lại.
Thế nhưng cuộc cạnh tranh tàn nhẫn trên vô hình chung lại có lợi cho sinh viên - Kiyoaki Murakami làm việc tại Viện nghiên cứu Mitsubishi nhận xét: “Tôi tin là chất lượng giáo dục Nhật Bản sẽ cải thiện, đặc biệt khi các trường của Nhật Bản đã bắt đầu cạnh trạnh với các trường đại học nổi tiếng thế giới như M.I.T và Harvard".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận