Vậy tôi có được cộng thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong giai đoạn nhập ngũ (2 năm 8 tháng) vào thời gian đóng bảo hiểm hiện nay ở cơ quan nhà nước không? Hoặc có được hưởng chế độ chính sách gì không?
- Luật sư Võ Đan Mạch (Đoàn luật sư TP.HCM) trả lời:
![Nhập ngũ năm 1993 rồi xuất ngũ, có được tính bảo hiểm xã hội? - Ảnh 1. Nhập ngũ năm 1993 rồi xuất ngũ, có được tính bảo hiểm xã hội? - Ảnh 1.](https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/730/471584752817336320/2024/10/20/edit-luat-su-vo-dan-mach-17283007476401977271190-1729439421942240948530.jpeg)
Luật sư Võ Đan Mạch - Ảnh: T.L
Khoản 5 điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là "BHXH") năm 2014 quy định:
Thời gian đóng BHXH là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng.
Trường hợp người lao động đóng BHXH không liên tục thì thời gian đóng BHXH là tổng thời gian đã đóng BHXH.
Khoản 2 điều 23 nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11-11-2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc: "Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15-12-1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia BHXH bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng BHXH sau này để tính hưởng BHXH".
Theo quy định tại khoản 2 điều 3 chương I điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân, ban hành kèm theo nghị định số 45/CP ngày 15-7-1995 của Chính phủ (văn bản có hiệu lực tại thời điểm bạn xuất ngũ), thì: "Đối với quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng sinh hoạt phí (bản thân không phải đóng BHXH) được hưởng hai chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp và chế độ tử tuất".
Điểm 2 công văn số 993/BHXH-CĐCS ngày 26-4-2002 của BHXH Việt Nam về tính thời gian công tác hưởng BHXH đối với hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội sau ngày 15-12-1993, quy định: "Kể từ ngày 1-1-1995 trở đi, theo quy định tại điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân ban hành kèm theo nghị định số 45/CP ngày 15-7-1995, đối với hạ sĩ quan, binh sĩ hưởng sinh hoạt phí bản thân không phải đóng BHXH. Do vậy, thời gian phục vụ tại ngũ không được tính để hưởng BHXH".
Đối chiếu với quy định đã viện dẫn nêu trên thì thời gian từ ngày 1-1-1995 đến ngày 31-12-2006, quân nhân phục vụ tại ngũ thuộc diện hưởng sinh hoạt phí, bản thân không phải đóng BHXH.
Do vậy, trong trường hợp của bạn, thời gian nhập ngũ không được tính là thời gian công tác có tham gia đóng BHXH để hưởng các chế độ BHXH, tức bạn sẽ không được cộng thời gian đóng BHXH trong khi nhập ngũ (2 năm 8 tháng) vào thời gian đóng bảo hiểm hiện nay ở đơn vị công tác.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
![Nhập ngũ năm 1993 rồi xuất ngũ, có được tính bảo hiểm xã hội? - Ảnh 3.](https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/730/471584752817336320/2023/2/22/sao-16770586950231770694253.jpg)
Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận