Phóng to |
Ảnh minh họa |
* Các ngành đào tạo ĐH:
- Lý luận - Sáng tác - Chỉ huy.- Âm nhạc dân tộc.- Đàn dây.- Piano.- Kèn Gõ.- Ngành Guitare - Accordeon - Organ.- Thanh nhạc.
* Mục đích đào tạo:
SV tốt nghiệp trường Nhạc Viện có thể dạy nhạc ở các trường trung học, làm việc ở các Sở VH-TT, các nhà hát hoặc tham gia các ban nhạc.
* Điều kiện và nội dung dự thi:
Vì đặc thù của trường là chuyên ngành nghệ thuật nên trường không tuyển những thí sinh khuyết tật và khiếm thị.
A. Bậc ĐH chính quy 4 năm: Thi Văn và Năng khiếu.
I. Các chuyên ngành tuyển: Lý luận, Sáng tác, Chỉ huy dàn nhạc, Chỉ huy hợp xướng, Đàn nhị, Đàn nguyệt, Đàn tranh, Đàn bầu, Sáo trúc, Tỳ bà, Tam thập lục, Thanh nhạc, Kèn Flute, Hautbois, Clarinette, Trompette, Cor, Trombone, Basson, Violon, Violon alto (Viola), Violoncelle (Cello), Contrebasse, Guitare, Accordéon và Piano.
II. Hạn tuổi: Từ 18 tuổi đến 30 tuổi (từ năm 1975 đến 1987).(Riêng đối với ngành Lý luận, Sáng tác, Chỉ huy, từ 18 tuổi 9 đến 32 tuổi (từ năm 1973 đến 1987).
III. Trình độ chuyên môn:- Đối với các chuyên ngành Nhạc cụ và Thanh nhạc: đã tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp âm nhạc đúng ngành dự thi.- Đối với chuyên ngành Lý luận - Sáng tác - Chỉ huy: đã tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp âm nhạc đúng ngành dự thi hoặc tốt nghiệp Trung học Piano và Organ.
IV. Trình độ văn hóa: Đã tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp Bổ túc Trung học hoặc tốt nghiệp Trung học Chuyên nghiệp, Trung học nghề.
V. Nội dung thi:
1. Lý luận:
a) Thi viết:- Ghi âm đơn điệu có chuyển điệu và hợp điệu không chuyển điệu.- Phối hoà âm cho 1 giai điệu cho trước có chuyển điệu cấp I.- Viết một bài tiểu luận âm nhạc theo chủ đề cho trước.b) Thi vấn đáp: Trả lời các câu hỏi kiến thức tổng hợp về: Nhạc lý cơ bản, Hoà âm (chuyển điệu cấp I), Lịch sử âm nhạc, Hình thức âm nhạc.c) Thi thực hành: Xướng âm đơn điệu có chuyển điệu cấp I, nghe hoà âm có chuyển điệu cấp I, đàn 1 bài Piano.
2. Sáng tác:
a) Thi viết:- Ghi âm đơn điệu có chuyển điệu và hợp điệu không chuyển điệu- Phối hoà âm cho 1 giai điệu cho trước có chuyển điệu cấp I.- Dựa vào 1 chủ đề cho trước, phát triển thành 1 đoạn nhạc, hoặc 1 tiểu phẩm hoàn chỉnh cho khí nhạc.b) Thi vấn đáp: Trả lời các câu hỏi kiến thức tổng hợp về: Nhạc lý cơ bản, Hoà âm (chuyển điệu cấp I), Lịch sử âm nhạc, Hình thức âm nhạc.c) Thi thực hành: Xướng âm đơn điệu có chuyển điệu cấp I, nghe hoà âm có chuyển điệu cấp I, đàn 1 bài piano.
3. Chỉ huy Dàn nhạc và Chỉ huy Hợp xướng:
a) Thi viết: Ghi âm đơn điệu có chuyển điệu và hợp điệu không chuyển điệu. Phối hoà âm cho một giai điệu cho trước có chuyển điệu cấp I.b) Thi vấn đáp: Trả lời các câu hỏi kiến thức tổng hợp về: Nhạc lý cơ bản, Hoà âm (chuyển điệu cấp I), Lịch sử âm nhạc, Hình thức âm nhạc.c) Thi thực hành:- Xướng âm đơn điệu có chuyển điệu cấp I.- Nghe hoà âm có chuyển điệu cấp I.- Đàn 1 bài piano.- Chỉ huy một chương giao hưởng hoặc một chương Sonate cho đàn Piano (dành cho môn Chỉ huy Dàn nhạc).- Chỉ huy 2 tác phẩm có tính chất khác nhau: nhanh và chậm (dành cho môn Chỉ huy Hợp xướng).
4. Thanh nhạc:
a) Thi vấn đáp: Trả lời các câu hỏi kiến thức tổng hợp về: Nhạc lý cơ bản, Hòa âm (chuyển điệu cấp I), Lịch sử âm nhạc, Hình thức âm nhạc.b) Thi thực hành:- Xướng âm đơn điệu có chuyển điệu cấp I.- Nghe hoà âm có chuyển điệu cấp I.- Hát 1 bài dân ca VN.- Hát 1 ca khúc (VN nhạc nước ngoài).- Hát 1 Aria (trích trong các Ca kịch cổ điển Thế giới hoặc VN).
5. Thi các nhạc cụ:
a) Thi vấn đáp: (dành cho tất cả các nhạc cụ)Trả lời các câu hỏi kiến thức tổng hợp về: Nhạc lý cơ bản, Hoà âm (có chuyển điệu cấp I), Lịch sử âm nhạc, Hình thức âm nhạc.b) Thi thực hành: Xướng âm đơn điệu có chuyển điệu cấp I, nghe hoà âm có chuyển điệu cấp I
6. Piano, Accordéon:
- Một bài tập (Étude).- Một bài phức điệu.- Một chương Concerto hoặc một chương Sonate.- Hai tác phẩm nhỏ (trong đó có một bài VN).
7. Violon, Violon Alto (Viola), Violoncelle (Cenllo), Contrebasse, guitare:
- Một gam và hợp âm rãi.- Một bài tập.- Một bài tiểu phẩm (bài VN hoặc nước ngoài).- Một chương Concerto hoặc một chương Sonate.
8. Kèn:
- Hai gam (1 Trưởng, 1 Thứ).- Một bài tập (Étude).- Một tiểu phẩm VN hoặc nước ngoài.- Một chương Concerto hoặc một chương Sonate.
9. Nhạc cụ truyền thống:
- Đàn bài Văn Thiên Tường (1 lớp), Tứ Đại Oán (1 lớp), Nam Xuân (8 câu) - Nam Ai (8 câu) hoặc những bài bản có trình độ tương đương.- Đàn một bài sáng tác mới viết cho Nhạc cụ Dân tộc.
B. Bậc Trung học 4 năm:
I. Tuyển các chuyên ngành:- Chuyên ngành nhạc cụ truyền thống: Đàn Nhị - Bầu - Sáo - Nguyệt - Tỳ Bà - Tranh - Tam Thập Lục - Guitare phím lõm.- Chuyên ngành nhạc cụ phương Tây: Violon alto (Viola), Violoncelle (Cello), Contrebasse, Kèn Flute, Hautbois, Clarinette, Fagotte (Basson) Trompette, Cor, Trombone, Bộ Gõ, Accordéon, Guitare, Clavier electronique (Organ), Harpe.
II. Hạn tuổi:- Đối với chuyên ngành Nhạc cụ truyền thống và Nhạc cụ phương tây: Tuổi từ 15 - 20 (sinh năm 1985 đến 1990)- Đối với chuyên ngành Lý thuyết âm nhạc (Lý luận) - Sáng tác - Chỉ huy hợp xướng: Tuổi từ 16 - 22 (sinh năm 1983 đến 1989).- Đối với Thanh nhạc: Tuổi từ 16 đến 22 (sinh năm 1985 đến 1989).
III. Trình độ chuyên môn: Có năng khiếu về chuyên ngành dự thi.IV. Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp Trung học phổ thông cơ sở trở lên.V. Nội dung thi:
1. Lý thuyết âm nhạc (Lý luận):
- Làm 1 bài tiểu luận (120 phút).- Ghi âm đơn điệu.- Xướng âm bài từ 0 đến 2 dấu hoá.- Vấn đáp tổng hợp về Kiến thức nhạc lý cơ bản.- Thử tai nghe (quãng, các hợp âm ba).- Đàn 1 bài Piano.
- Làm một bài sáng tác trên một chủ đề cho trước, phát triển thành một đoạn nhạc ngắn hoàn chỉnh hoặc phổ nhạc trên một bài thơ ngắn.- Ghi âm đơn điệu.- Xướng âm bài từ 0 đến 2 dấu hoá.- Vấn đáp tổng hợp về kiến thức nhạc lý cơ bản.- Thử tai nghe (quãng, các hợp âm ba).- Đàn 1 bài Piano.
3. Chỉ huy hợp xướng:
- Chỉ huy 2 ca khúc có tính chất khác nhau (nhanh, chậm).- Ghi âm đơn điệu.- Xướng âm một bài từ 0 đến 2 dấu hoá.- Vấn đáp tổng hợp về Kiến thức nhạc lý cơ bản.- Thử tai nghe (quãng, các hợp âm ba).- Đàn một bài Piano.
4. Thanh nhạc:
Xướng âm, kiểm tra năng khiếu âm nhạc, thử tai nghe (quãng), thử giọng, hát 2 bài tự chọn (1 ca khúc VN hoặc bài hát nước ngoài lời Việt và 1 dân ca VN).
5. Thi các chuyên ngành nhạc cụ phương Tây:
- Kèn: Kiểm tra năng khiếu âm nhạc, thử tai nghe (quãng), 1 gam và 1 hợp âm rãi, hai tác phẩm có tính chất khác nhau.- Bộ Gõ: Kiểm tra năng khiếu âm nhạc, thử tai nghe (quãng), thử tiết tấu và sự nhạy cảm khi chuyển đổi tiết tấu, gõ 2 bài có tiết tấu khác nhau.
6. Violon Alto (Viola), Violoncelle (Cello), Contrebasse, guitare, Accordéon và Harpe:
Kiểm tra năng khiếu âm nhạc, thử tai nghe (quãng), 1 gam và 1 hợp âm rãi, một bài tập, một tiểu phẩm.
7. Clavier électronique (Organ):
Kiểm tra năng khiếu âm nhạc, thử tai nghe (quãng), 1 gam và 1 hợp âm rãi, đàn 1 bài Piano và 1 bài Organ (thi trên đàn của trường [CASIO PS.731, PS.811MZ, 2000, YAMAHA 550, 730, 740, 1000, 2100] không sử dụng đĩa mềm).
8. Thi các chuyên ngành Nhạc cụ truyền thống:
Kiểm tra năng khiếu âm nhạc, thử tai nghe (quãng), đàn từ 1 đến 2 bài (tự chọn).
C. Bậc Trung học chuyên nghiệp hệ 6 năm, 7 năm, và 9 năm:
I. Trung học chuyên nghiệp hệ 3 năm:
1. Tuyển các chuyên ngành: Đàn Nhị - Bầu - Tranh - Nguyệt - Tỳ bà - Sáo Trúc - Tam Thập Lục - Guitare dân tộc.2. Hạn tuổi: Từ 13 đến 15 tuổi (sinh năm 1990 đến 1992).3. Trình độ văn hóa: Hết lớp 7/12 trở lên4. Nội dung thi:- Kiểm tra năng khiếu chuyên ngành (theo chuyên ngành đăng ký dự thi).- Trình tấu 1 bài dân ca và 1 bài nhạc mới.- Kiểm tra năng khiếu âm nhạc (cao độ - tiết tấu - trí nhớ âm nhạc - cảm thụ âm nhạc).
II. Trung học chuyên nghiệp hệ 7 năm:
1. Tuyển các chuyên ngành: Violon alto (Viola) - (Violoncelle (Cello) - Contrebasse - Harpe - Flute - Hautbois - Clarinette - Fagotte (Basson) - Trompette - Trombone - Cor - Bộ Gõ - Accordéon - Guitare - Clavier electronique (Organ).2. Hạn tuổi: Từ 12 đến 15 tuổi (sinh năm 1990 đến 1993)3. Trình độ văn hóa: Hết lớp 6/12 trở lên.4. Nội dung thi:- Kiểm tra năng khiếu chuyên ngành (theo từng chuyên ngành đăng ký dự thi).- 1 gam.- 1 bài kỹ thuật.- 1 bài tiểu phẩm.- Kiểm tra năng khiếu âm nhạc (cao độ - tiết tấu - trí nhớ âm nhạc - cảm thụ âm nhạc).
III. Trung học chuyên nghiệp hệ 9 năm:
1. Tuyển các chuyên ngành: Piano - Violon.2. Hạn tuổi: Từ 9 đến 12 tuổi (1993 đến 1996).3. Trình độ văn hóa: Hết lớp 3/12 trở lên.4. Nội dung thi:a) Piano:- Kiểm tra năng khiếu chuyên ngành Piano.- Diễn tấu 3 bài: 1 bài kỹ thuật, 1 tiểu phẩm hoặc 1 phức điệu, 1 bài Sonatine hoặc biến tấu.- Kiểm tra năng khiếu âm nhạc (cao độ - tiết tấu - trí nhớ âm nhạc - cảm thụ âm nhạc).b) Violon:- Kiểm tra năng khiếu chuyên ngành Violon.- Diễn tấu 3 bài: Gam, 1 bài tập, 1 tiểu phẩm- Kiểm tra năng khiếu âm nhạc (cao độ - tiết tấu - trí nhớ âm nhạc - cảm thụ âm nhạc).
* Năm nay trường tuyển thêm ĐH tại chức và ĐH chuyên tu dành cho những người tốt nghiệp CĐ Sư phạm Âm nhạc thi tuyển vào. Ngoài ra, trường còn đào tạo bậc Cao học 3 năm và CĐ Sư phạm âm nhạc.
* Ngày giờ thi: Thi từ ngày thứ Ba: 5-7-2005 trở đi (Sáng 7g30 - chiều 14g00). Ngày giờ thi cụ thể được ghi trong phiếu dự thi của thí sinh.
* Địa điểm thi chuyên môn và văn hoá: Nhạc Viện TP.HCM, số 122 Nguyễn Du, Q.1, TP.HCM.
* Số liệu tuyển sinh năm 2004:
- Chỉ tiêu: ĐH chính quy: 100, Trung học chuyên nghiệp: 250- Số thí sinh đăng ký dự thi: ĐH: 66, Trung học: 1.252- Số thí sinh trúng tuyển: ĐH: 31, Trung học: 160
* Học phí: theo quy định của Bộ giáo dục - đào tạo dành cho các trường Công lập (1.500.000đ - 1.800.000đ).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận