12/03/2009 19:51 GMT+7

Nhà trọ "không đụng hàng"

TRẦN VŨ UYÊN THƯ 
TRẦN VŨ UYÊN THƯ 

AT - Nhờ ưu thế địa hình đồi núi của cao nguyên nên tại TP Đà Lạt, kết cấu nhà ở của người dân luôn có những khoảng không gian bên dưới làm hầm. Thay vì dùng làm các hầm đựng rượu, đồ đạc hay để xe như trước kia, nhiều người dân đã cải tạo những tầng hầm ấy thành các căn trọ dưới lòng đất cho SV thuê.

GlymGZYi.jpgPhóng to

Từ trọ "lòng đất"

Thường các con đường dẫn xuống khu trọ có bề ngang chưa đầy 1m, chiều dài sâu đến cả chục phòng. Có nhiều khu trọ lên đến gần 20 phòng trong một tầng hầm. Với SV Đà Lạt, khu nhà trọ 69A Nguyễn Công Trứ được xem như "địa đạo bí ẩn nhất". Lối vào các phòng trọ thường tối om, nhất là các ngã rẽ hay cầu thang lên tầng hai. Khi ấy điện thoại di động là ánh sáng duy nhất mới thấy được đường đi.

Mỗi khu nhà trọ thường có 10-20 phòng trong một tầng hầm, ánh sáng là thứ hiếm hoi được SV quý như vàng, dùng để phơi áo quần, chỉ là những ô nhỏ từ đằng sau địa đạo. Rảo qua hầu hết các khu trọ dưới lòng đất trên đường Nguyễn Công Trứ, Phù Đổng Thiên Vương... có thể dễ dàng nhận ra một mô hình địa đạo không ánh sáng chật chội và ngột ngạt của giới SV nhưng giá cả cũng không thấp khi khoảng 500.000 đồng/phòng.

... Đến trọ "ốc đảo"

Không phiên chợ, hàng quán sầm uất hay các con đường tấp nập xe cộ qua lại như ở trung tâm ngã năm đại học, những "ốc đảo" SV nằm khép mình trong sự bao bọc của các thung lũng rau ngút ngàn ở phố núi.

Cách đây gần năm năm, các lũng đồi hai bên thung lũng rau xanh cạnh trường chỉ có một vài khu tập thể của cán bộ nhà nước. Khi nhà trọ gần trung tâm có vẻ khan hiếm, thấy SV cứ mỗi dịp đầu năm hay sau tết là xách vali, sách vở tìm nhà trọ. Thế là một số người dân đã dựng lên vài khu trọ cho SV thuê. Không ngờ SV kéo nhau đến thuê nhiều như vậy, nên các hộ dân bỏ tiền dựng lên các khu trọ lớn hơn. Mỗi khu trọ bên "ốc đảo" thường có khoảng 15-30 phòng như Hoàng Thúy, Hoàng Nam...

Khoảng cách chỉ một thung lũng rau vài trăm mét thế nhưng hai thế giới khác biệt đã hình thành bên trong môi trường sống của giới SV Đà Lạt. Bên "ốc đảo" đi qua trung tâm ngã năm thường phải đi vòng có khi gần 1km. Muốn gần hơn SV có thể vượt đường mòn băng qua các thung lũng nhưng mùa mưa đường ướt, ngập rất khó đi.

Vui buồn theo những kiểu trọ

Những phòng trọ dưới lòng đất chừng 4-6m² chật chội , ngột ngạt nhưng vẫn có 2-3 SV ở, không cửa sổ, đường tối om. Mỗi khi cúp điện, những căn phòng như một mê cung thật sự. Điện phải thắp sáng 24/24 khiến tiền điện của SV ở đây cao hơn nhiều so với các nhà trọ khác trên mặt đất. Ngoài ra đang nghe điện thoại tự dưng mất sóng cũng là nỗi khổ muôn đời của SV ở địa đạo.

Cuộc sống dưới những khu trọ luôn tẻ nhạt và ít tiếng nói cười qua lại. T., lớp NHK30, cho hay: "Vì buồn nên SV thường dùng nhà trọ để ngủ và học tập vào ban đêm mà thôi, ban ngày chủ yếu học trên trường". Ngoài ra mỗi khi giặt giũ áo quần SV phải đem lên trên đường và đằng sau phơi, nên thường dễ mất cắp. Chuyện phơi một bộ áo quần dưới địa đạo cả tuần chưa khô là dễ hiểu.

Đà Lạt vào mùa mưa, nước trên đường tràn xuống một số khu trọ làm nhếch nhác, ẩm ướt và bốc mùi. Các khu trọ thường nằm dưới mực cống nước thải nên nước cống thường xuyên tràn lên phòng, có lúc kéo dài mấy tuần liền làm mùi hôi bốc lên hết sức khó chịu.

Trọ dưới lòng đất khổ như vậy, trọ bên các "ốc đảo" còn khổ gấp trăm lần. Ở xa nên SV tranh thủ sau mỗi buổi học chạy về ngã năm, đi chợ, photo tài liệu, mua ít đồ ở nhà sách, siêu thị để tiết kiệm thời gian. L., lớp NVK32, cho biết: "Ở bên kia cái gì cũng thiếu thốn, khó khăn trăm bề. Đôi lúc quên mua thứ gì đó cho bữa cơm đành ăn thiếu mắm, thiếu muối chứ chạy qua bên này thì xa lắm".

Cũng như các nhà trọ dưới lòng đất, cuộc sống SV "ốc đảo" cũng đìu hiu. Đêm đến, trái hẳn những bước chân nhộn nhịp trên các đường Phù Đổng Thiên Vương, Bùi Thị Xuân hay Nguyễn Công Trứ, ở "ốc đảo" lác đác vài SV qua lại. "Sống ở đây buồn lắm, buổi tối ai muốn vui thì phải qua bên kia, còn không thì ở nhà ngủ mà thôi" - một SV nữ cho biết.

qyhF2jlL.jpgPhóng to

Áo Trắng số 4 (ra ngày 1-3-2009) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

TRẦN VŨ UYÊN THƯ 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên