22/01/2016 08:30 GMT+7

Nguyễn Cư Trinh - người hoàn tất “hành trình mở cõi”

AN BANG
AN BANG

TT - Kỷ niệm 300 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Cư Trinh 
(20-1-1716 - 20-1-2016), Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức hội thảo “Nguyễn Cư Trinh: quê hương, thời đại và sự nghiệp”.

Bảng chỉ dẫn vào khu mộ Nguyễn Cư Trinh ở xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đã bị đơn vị thi công đường phá dỡ vứt bên đường - Ảnh: Trần Nguyễn Khánh Phong
Bảng chỉ dẫn vào khu mộ Nguyễn Cư Trinh ở xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đã bị đơn vị thi công đường phá dỡ vứt bên đường - Ảnh: Trần Nguyễn Khánh Phong

PGS.TS Đỗ Bang - phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên - Huế - cho biết hội thảo này nhằm có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về nhân vật lịch sử Nguyễn Cư Trinh - một nhân vật lỗi lạc mà những tài liệu lịch sử hiện tại chưa nói hết tầm vóc của ông.

Ngôi mộ của Nguyễn Cư Trinh nằm ở làng An Nong (xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đang bị hoang phế. Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh đề nghị cần có một dự án phát huy di sản văn hóa của Nguyễn Cư Trinh, xây dựng một cuốn sách về cuộc đời và sự nghiệp của ông, trùng tu lại nhà thờ và lăng mộ của ông để xứng với công lao của bậc vĩ nhân này.

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - đánh giá: “Soi vào Nguyễn Cư Trinh thì đều thấy sự cao đẹp, điều đó chứng tỏ một tầm vóc lớn và một nhân cách sáng ngời của ông”.

Theo tài liệu của hội thảo, Nguyễn Cư Trinh (1716-1767) là người có công lao rất lớn trong việc giúp nhà Nguyễn mở rộng lãnh thổ, ổn định về mặt chính trị, đưa ra nhiều quyết sách phát triển kinh tế giúp nhà Nguyễn hưng thịnh.

Ông là người cuối cùng khép lại “hành trình mở cõi” về phương Nam, “kéo” nét bút cuối cùng khép lại bản đồ hình chữ S của Việt Nam ta như hiện nay.

AN BANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên