Phóng to |
796.000km2 của lưu vực sông Danube hiện nằm dưới nguy cơ đe dọa của bùn đỏ. Theo báo Le Figaro (Pháp), trải dài trên chiều dài 3.000km, hai bờ của dòng Danube xanh rải rác những khu bể chứa các loại chất thải độc hại - Đồ họa: V.Cường |
Phóng to |
Bakonyi Zoltan, tổng giám đốc Tập đoàn MAL Zrt., che mặt khi rời khỏi Tòa án Veszprem ngày 13-10 - Ảnh: Reuters |
Đâu đâu trong làng cũng thấy máy móc, công cụ, ủng cao su cùng những chai nước vứt lăn lóc. Trên bầu trời, một chiếc trực thăng cảnh sát lượn đi lượn lại để giữ trật tự. Cư dân và gia súc thì không hề thấy.
Có cái gì kỳ lạ như trong một bộ phim thảm họa ở một hành tinh nào đó...
“Cầu trời đừng mưa”.
Đó là mong muốn của quốc vụ khanh phụ trách môi trường Illés Zoltán khi đưa nhóm nhà báo đi một vòng hiện trường vụ thảm họa vào ngày 15-10.
Lý do, như ông Illés nói, là mưa sẽ lại thêm nguy cơ mới: chất thải từ bể chứa tràn vào dòng suối Torna. Ngược lại, ông cũng cầu trời cho mưa, vì như thế những diện tích bị ô nhiễm sẽ không bị khô và hàm lượng bụi độc cho cơ thể không tăng lên.
Từ trưa 15-10, Tập đoàn Nhôm Hungary (MAL Zrt.) đã được lệnh hoạt động trở lại. Tuyên bố này do ông Petróczi Tímea, người phát ngôn của đặc phái viên chính phủ giám sát Tập đoàn MAL Zrt. là ông Bakondi Gyorgy, hiện là cục trưởng Cục Phòng chống thảm họa quốc gia, đưa ra.
MAL Zrt. đang tìm cách giảm tải cho vách chắn của bể chứa số 9 do lo ngại sự dịch chuyển của các vách bể chứa số 10 - trong ngày 14-10, những vết rạn đã tăng thêm 1-1,5cm - có thể khiến thành bể chứa số 9 bên cạnh (chứa 5 triệu m3 bùn đỏ) bị hư hại. Một nửa lượng nước phủ trên bùn đỏ đang được bơm sang bể chứa số 10A hiện còn trống.
Khi cùng các nhà báo đứng trên đỉnh đập chắn của bể chứa số 10, ông Illés Zoltán cho biết về dài hạn, bùn đỏ trong bể chứa cần được phủ một lớp đất hoặc thạch cao để chấm dứt nguy hiểm do bụi độc (từ bùn khô) gây ra. Tuy nhiên, vấn đề cấp thiết hiện nay là phải vá lại phần vách bị vỡ, nhưng điều này chưa thể thực hiện được nếu các đoạn vách khác còn có nguy cơ bị trượt hoặc nghiêng, điều mà các nhà địa chất học đoan chắc sẽ xảy ra trong vòng vài ngày tới.
Ông Illés hi vọng sẽ thực hiện được giải pháp tối hậu là xây một đê chắn bằng đá và bêtông cốt thép. Dài hạn hơn cần chôn bùn đỏ và trồng cây lên trên. Tổng chi phí cho việc đền bù thiệt hại và thực hiện giải pháp tối hậu này, theo ông, là 20-40 tỉ Ft (tương đương 100-200 triệu USD).
Do tai nạn vừa qua không được châu Âu coi là “thiên tai” nên Hungary không nhận được hỗ trợ tài chính từ EU. Vì vậy, Chính phủ Hungary dự định sẽ tận dụng cơ hội nước này làm chủ tịch luân phiên của EU vào năm 2011 để đề xuất thành lập một quỹ xử lý các thảm họa tương tự, cũng như để EU xếp bùn đỏ vào loại chất thải độc hại nguy hiểm.
Trong nước, Chính phủ Hungary có lẽ sẽ dễ dàng hơn với những sửa đổi luật do ông Illés đề nghị, theo đó các cơ sở công nghiệp tiềm ẩn những rủi ro như ở Ajka chỉ được hoạt động nếu có đóng bảo hiểm trách nhiệm. Ngoài ra, những công việc phức tạp liên quan đến thẩm định và kiểm tra xây dựng sẽ do các cơ quan xử lý thảm họa hoặc cơ quan bảo vệ môi trường quyết định, chứ không khoán trắng cho chính quyền địa phương.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tập đoàn Nhôm Hungary: Một doanh nghiệp thành công, cả xã hội trả giáGiám đốc công ty gây tràn bùn đỏ ở Hungary bị bắtDựng đê ngăn đợt tràn bùn đỏ mớiKhông thể chủ quan với bùn đỏHungary vội vã xây đập ngăn bùn đỏNga có thể đối mặt với thảm họa bùn đỏ như HungaryTổng giám đốc tập đoàn Nhôm Hungary phủ nhận trách nhiệm
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận